xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thể thao Việt bộn bề nỗi lo

MẠNH DUY

Các nhà quản lý, chuyên gia, HLV và VĐV thể thao hầu hết đều có chung nhận định: Thể thao Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn sau khi được trao quyền đăng cai Á vận hội 18 - 2019. Điều này buộc chúng ta phải làm mới chính mình

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng, 2013 sẽ là năm đầy vất vả với ngành thể thao. Không chỉ phải hoàn thành đề án đào tạo VĐV cho Á vận hội (ASIAD) 18 trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), đưa “đại quân” thi đấu ở SEA Games 27 mà còn phải chuẩn bị lực lượng cho ASIAD 2014 tại Incheon (Hàn Quốc).
 
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lâm Quang Thành, người chịu trách nhiệm chuyên môn cao nhất về thành tích thể thao đỉnh cao, khẳng định: “Nhiều bộ môn và đội tuyển sẽ có sự thay đổi, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn… để phát triển thể thao học đường”.

Vừa đua marathon vừa chạy nước rút

Ông Lâm Quang Thành ví von rằng với hàng loạt nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn, Tổng cục TDTT sẽ vừa phải tham gia cuộc chạy marathon vừa phải căng sức đua nước rút. “Mục tiêu ở đấu trường SEA Games 27 cuối năm nay của chúng ta vẫn là đứng trong nhóm 3 nước dẫn đầu. Tuy nhiên, mục tiêu ở Asian Games năm 2014 chắc chắn sẽ nặng nề hơn, vì thế 2013 là năm bản lề để chúng tôi chuẩn bị lực lượng” - ông Thành cho biết.

img
Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, niềm hy vọng “vàng” của thể thao
Việt Nam tại SEA Games 27 - 2013 ở Myanmar và Á vận hội 2014 ở Hàn Quốc. Ảnh: ĐÔNG LINH

Ở Asian Games 16 tại Quảng Châu năm 2010, thể thao Việt Nam đặt chỉ tiêu 4-6 HCV nhưng cuối cùng chỉ giành 1 HCV. Dù vậy, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, vẫn xuất hiện nhiều điểm sáng, trong đó phải kể đến 2 HCB và 1 HCĐ mà Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng giành được, những huy chương điền kinh đầu tiên của Việt Nam ở Á vận hội.

Theo ông Dương Đức Thủy, trưởng bộ môn điền kinh của tổng cục, các VĐV từng giành nhiều HCV cho đoàn Việt Nam ở SEA Games cũng như đứng ở đẳng cấp châu Á như Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Vũ Văn Huyện đều đã qua thời đỉnh cao. Lớp kế cận hiện nay cũng rất đáng để trông đợi, vấn đề là ngành thể thao, liên đoàn và bộ môn có tạo ra được động lực và cơ chế để họ phát huy hết tiềm năng của mình hay không.
 
Ông Lâm Quang Thành cho rằng ở các môn mũi nhọn như điền kinh, bơi lội, cử tạ, bắn súng…, thể thao Việt Nam đều có lực lượng sẵn sàng cho những mục tiêu trong năm 2013 và 2014. Tuy nhiên, nguồn lực con người được ví như “của để dành” cho năm 2019 vẫn đang là một nỗi lo. Theo ông Thành, rất nhiều bộ môn phải thay đổi toàn diện và phải dũng cảm làm mới cả lực lượng lẫn phương pháp vì nếu vẫn giữ cơ chế dàn trải như hiện nay, thể thao Việt Nam sẽ rất khó cất cánh.

Cần thêm nhiều mũi nhọn

HLV Nguyễn Thanh Thúy đánh giá “học trò ruột” Phan Thị Hà Thanh, VĐV TDDC vừa được bầu chọn là VĐV tiêu biểu năm thứ hai liên tiếp, vẫn có thể thi đấu tốt và đem HCV về ở SEA Games 27, thậm chí là ASIAD 17 - 2014. Dù vậy, theo bà Thúy, để tạo ra một lớp VĐV tài năng như Hà Thanh, Ngân Thương cần mất ít nhất 10 năm. Trong khi đó, lực lượng kế cận của TDDC hiện nay rất mỏng. Việc thiếu chuyên gia và thiếu những kỳ tập huấn được đầu tư tốt cũng là cản trở không nhỏ.

Ông Lâm Quang Thành thừa nhận thể thao Việt Nam phải đa dạng hóa các mũi nhọn để tiến công vào đấu trường Á vận hội. Việc có được 18 VĐV đến Olympic London 2012 mới chỉ là thành công về số lượng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo