xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thú vị với Chai “ròm”

Bài và ảnh: ĐÀO TÙNG

Là VĐV nước ngoài đầu tiên xin nhập quốc tịch Việt Nam để đấu bóng chuyền từ năm 2010, Đinh Hoàng Trai - tên tiếng Việt của Supachai Jitjumroon - có lẽ là người hạnh phúc nhất trong những năm tháng khoác áo CLB Tràng An Ninh Bình

So sánh khả năng nói tiếng Việt của anh với Issawa Singtong, một cầu thủ bóng đá đồng hương Thái Lan từng suýt được nhập tịch Việt Nam hồi còn khoác áo đội ĐTLA, Supachai (tên Việt là Đinh Hoàng Trai) cười lớn: “Issawa sao nói giỏi bằng tôi! Gần 8 năm chơi bóng ở Việt Nam, tôi còn hiểu biết rất nhiều về phong tục và nền văn hóa Việt. Anh thấy đấy, tôi nói tiếng Việt bằng phương ngữ Ninh Bình, giọng Bắc hẳn hoi đấy nhé…”. Supachai có biệt danh là Chai “ròm”, để phân biệt với một đồng đội của anh ở đội tuyển Thái Lan và CLB Tràng An Ninh Bình trước đây là Supachai Sriphum, người thường được gọi là Chai “béo”.

Chơi bóng vì đam mê

Với mong muốn nâng chất cho giải vô địch quốc gia, năm 2005, bóng chuyền Việt Nam mở cửa chào đón những ngoại binh đầu tiên sang thi đấu cho các CLB. Cùng với 3 đồng nghiệp nữ Cao Lian Zi, He Das (Trung Quốc, thi đấu cho Hải Dương) và đồng hương Pijamas Koijapo (Giấy Bãi Bằng), Hoàng Trai về đầu quân cho Tràng An Ninh Bình, một đội vừa thăng hạng đội mạnh trước đó chưa lâu.
 
Có Chai “ròm” và không lâu sau là Chai “béo”, cộng thêm dàn nội binh đồng đều về trình độ, Tràng An Ninh Bình nổi lên như là một hiện tượng rồi trở thành một thế lực thực sự của bóng chuyền Việt Nam. Tám năm góp mặt ở sân chơi đội mạnh, đội bóng cố đô đã 2 lần vô địch (2006, 2010), nhiều lần á quân, hạng ba và sở hữu đủ mọi danh hiệu của bóng chuyền nam nước ta.
img
Tràng An Ninh Bình của Đinh Hoàng Trai (17) là ứng viên nặng ký cho chức vô địch nam

Trong chuỗi thành tích ấy, có những nỗ lực, đóng góp âm thầm và bền bỉ của Supachai, cầu thủ từng đeo băng đội trưởng đội tuyển Thái Lan thống trị đấu trường Đông Nam Á suốt 7 kỳ SEA Games. Anh chính thức chia tay sự nghiệp quốc tế sau lần tranh tài trên sân nhà năm 2007, tại Nakhon Ratchasima.

Supachai tâm sự: “Công việc chính của tôi ở quê nhà là một nhân viên thuộc Sở Điện lực Bangkok (anh tốt nghiệp Đại học Điện lực). Thu nhập từ công việc này, cộng thêm tiền thưởng khi thi đấu cho đội tuyển Thái Lan và đội Sinh viên Đại học Bangkok trước kia, đủ để tôi mua nhà lầu, sắm ô tô. Vợ tôi làm giáo viên tiếng Anh nên cũng đủ để cùng tôi chăm lo cho 2 con nhỏ. Vì thế, chuyện thi đấu ở Việt Nam, thú thật, tôi chơi vì đam mê chứ không đặt nặng vấn đề tiền bạc”.

Rành rẽ bóng chuyền Việt Nam

VĐV gốc Thái Lan này cho rằng môi trường bóng chuyền ở Ninh Bình làm anh thích thú, hạnh phúc vì tình thầy trò, đồng nghiệp, anh em ở đây. Anh cho biết năm nay anh đã 34 tuổi, có thể thi đấu thêm một, hai mùa nữa sẽ chính thức giải nghệ. Đinh Hoàng Trai nói: “Nghe nói từ năm sau, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam không cho phép thuê ngoại binh nữa nên chắc chắn các CLB sẽ tràn ngập ngoại binh nhập tịch, như tôi (cười)…”.

Đinh Hoàng Trai đủ tự tin và hiểu biết để nói rất thật về tình hình làng bóng chuyền Việt Nam hiện nay. Các khoản chi mà mỗi CLB đưa ra để chiêu mộ ngoại binh theo thời vụ những năm qua cứ tăng vùn vụt sau mỗi giải, không chỉ tạo thêm gánh nặng cho từng đội mà còn góp phần triệt tiêu sức cống hiến của các nội binh trẻ.
 
Như trường hợp của Chai “ròm”, thoạt đầu mới có mặt ở Việt Nam, lương thực nhận của anh xê dịch khoảng 1.000 USD và sau 8 năm, Chai nhận tổng cộng 5.000 USD cho khoảng 4 tuần khoác áo Tràng An Ninh Bình. “Đó là do tôi lớn tuổi rồi, chỉ đánh phụ công và ngồi dự bị nhiều. Những cầu thủ trẻ hơn, hiện là tuyển thủ quốc gia như Kittikun (Maseco TPHCM), Uranan (Thể Công) hay Jirayu (Tràng An Ninh Bình)…, thu nhập không dưới 8.000 USD đâu! Mai này, ai đồng ý nhập tịch Việt Nam để thi đấu lâu dài ở đây, chắc khoản “lót tay” không dừng ở mức vài trăm triệu đồng đâu” - Hoàng Trai bộc bạch.

Ở các trận đấu chiều tối 16-11 tại TPHCM và Đắk Lắk, Giải Bóng chuyền quốc gia 2012 xác định thêm các đội vào bán kết là Thể Công Binh đoàn 15, Sanest Khánh Hòa (nam) và Thông tin Liên Việt Post Bank, Ngân hàng Công Thương ở giải nữ.

Nên chú trọng đào tạo trẻ

Đinh Hoàng Trai góp ý: “Có ngoại binh không phải là điều xấu đâu, vấn đề là cách làm thôi. Theo tôi, bóng chuyền Việt Nam không cần thuê ngoại binh ở thời điểm này nữa vì năng lực chung của cầu thủ cũng được nâng lên rất nhiều thời gian qua. Các bạn cần thuê chuyên gia giỏi để đào tạo cầu thủ trẻ, giúp định hình cả một nền bóng chuyền từ gốc. Ở Thái Lan, giải vô địch quốc gia không hấp dẫn lắm nhưng đội tuyển quốc gia, nam lẫn nữ, đều có thứ hạng ở khu vực, châu lục và thế giới. Hơn phân nửa đội tuyển nữ Thái Lan đều đang đi đánh thuê ở châu Âu đấy chứ, ký hợp đồng 5 - 6 tháng với thu nhập từ 12.000 - 15.000 USD/tháng! Đó là nhờ nền tảng từ tuyến trẻ, nhất là từ các đội bóng trường học, từ phổ thông lên đến đại học…”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo