xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Võ rồng

Vũ Đức Sao Biển

Người Trung Quốc xưa căn cứ vào hoạt động của các loài động vật để sáng tạo võ công. Võ công ấy hoặc mô phỏng động tác của động vật để chiến đấu hoặc hiểu động tác của chúng để chế ngự. Nhiều động vật trong 12 con giáp cho ra võ công đầy mình.

Con cọp tuổi Dần có Hổ trảo công, Phục hổ quyền. Con rắn tuổi Tỵ có Xà quyền, Xà hình. Con khỉ tuổi Thân có Đại thánh quyền, Hầu quyền. Con gà tuổi Dậu có Kê trảo công. Con chó tuổi Tuất có... Đả cẩu bổng pháp. Rồng là một linh vật, cũng được trí tưởng tượng của con người sáng tạo ra những pho võ công lý thú.
img
Đoàn Dự và A Châu, A Bích bơi thuyền ở Thái Hồ

Khi rồng bay, móng vuốt của chúng giương hết ra. Người ta mô phỏng tư thế bay đó, sáng tạo Long trảo công. Long trảo công thuộc đại cầm nã thủ, công phu chí dương, chiêu thức lớn rộng, uy lực. Loại võ công này thể hiện tám chữ “buông, bắt, cấu, giật, chộp, giữ, đẩy, vuốt”. Ỷ thiên Đồ long ký của Kim Dung xếp Long trảo công vào công phu dương cương của phái Thiếu Lâm.

Rồng là linh thú tượng trưng cho sức mạnh vô địch nhưng không phải vì vậy mà con người không có tư thế, chiêu thức để hàng phục nó. Tác phẩm của Kim Dung hư cấu ra Hàng long thập bát chưởng - 18 chưởng hàng phục rồng. Kình lực loại chưởng pháp này là chí dương, chí cương; một thế đánh ra có thể làm tan bia, vỡ đá. Những bang chúa của Cái bang như Hồng Thất Công (Xạ điêu anh hùng truyện) hay Kiều Phong (Thiên Long bát bộ) đã dùng chưởng pháp này thủ thắng trước kẻ địch.

Mỗi chiêu của Hàng long thập bát chưởng đều có chữ “long”, mô tả tư thế hoạt động của con rồng. Ta có thể kể ra một số chiêu thức: Kiến long tại điền, Phi long tại thiên, Thần long bái vĩ, Tiềm long vật dụng, Giao long xuất uyên, Long thăng long giáng... Trong đó, có một chiêu thức mà tên gọi rất triết lý theo tinh thần triết học Đông phương: Kháng long hữu hối (rồng bay cao quá có điều ăn năn). Kiều Phong đã dùng một chiêu của chưởng pháp này đánh nhầm vào A Châu - người tình của mình mà chàng nghĩ là kẻ thù Đoàn Chính Thuần. Phát chưởng đó đã làm chàng suốt đời sống trong niềm đau xót.

Tiểu thuyết võ hiệp thuần túy là sản phẩm của năng lực hư cấu từ trí tưởng tượng. Tên tuổi của rồng còn được dùng để đặt cho nhiều chiêu thức quyền pháp, cước pháp, kiếm pháp. Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung khai thác khá nhiều chiêu thức võ công từ rồng. Trong quyền pháp có các thế Song long thướng châu, Lưỡng long triều nguyệt, Bạch long xuất động, Giao long thám hải; cước pháp có Bàn long cước; kiếm pháp có Vân long tam hiện, Tiêu Sử thừa long...

Nhiều nhân vật trung tâm của tiểu thuyết võ hiệp cũng được đặt tên hoặc có ngoại hiệu theo loài rồng. Điển hình là Tiểu Long Nữ, chưởng môn đời thứ ba của phái Cổ Mộ trong Thần điêu hiệp lữ. Không ai biết tên thật cô là gì, chỉ biết đó là một cô gái trong sáng, tươi đẹp, trở thành chưởng môn khi mới 18 tuổi. Phái Cổ Mộ của cô ở cạnh cung Trùng Dương của phái Toàn Chân - một giáo phái thù nghịch. Cô đã nhận và che chở Dương Quá - một thiếu niên phản giáo của phái Toàn Chân chạy qua tị nạn. Ban đầu, họ là thầy trò nhưng sau đó đã thương yêu nhau.

Mối tình trong sáng ấy đi ngược lại quan điểm luân lý Tống nho, đã bị người đời nguyền rủa, khinh miệt. Tiểu Long Nữ bị đạo sĩ Doãn Chí Bình của phái Toàn Chân cưỡng bức. Cô đau xót vì mình không còn trong trắng nữa, tìm cách xa lánh Dương Quá... Tiểu Long Nữ có võ công cao cường, tâm hồn thoát tục. Tác giả Kim Dung muốn xây dựng cô như là một con rồng trong loài người.
img
Đoàn Dự gặp Mộc Uyển Thanh (Ảnh minh họa từ nguyên tác Thiên Long bát bộ - Tam Liên thư điếm, Bắc Kinh 1997)

Nếu Tiểu Long Nữ là con rồng cực kỳ trong sáng thì Vi Tiểu Bảo trong Lộc đỉnh ký là con rồng cực kỳ... lưu manh. Hắn xuất thân từ một động điếm ở thành Dương Châu, may mắn lọt vào hoàng cung nhà Thanh, được phong quan hàm tới... công tước! Hắn không biết bơi lội nhưng vẫn xưng ngoại hiệu là Tiểu Bạch Long. Gã Mao Thật Bát quảng cáo hắn rằng “Ba ngày sống dưới nước, bắt tôm cá sống mà ăn”.

Thủ đoạn làm quan của Vi Tiểu Bảo là nịnh vua thật hay, tham ô thật nhiều, biết chia của tham ô cho kẻ dưới và... không bao giờ muốn học chữ! Trên bước đường làm quan, có một lần hắn đầu hàng Thần Long giáo. Giáo phái này thờ rắn nhưng phong rắn thành rồng thần. Vi Tiểu Bảo gia nhập giáo phái, trở thành kẻ đứng đầu của một kỳ, làm tới chức Bạch Long sứ. Hắn là con rồng siêu... dỏm. Sau đó, hắn đã đem thủy binh nhà Thanh đến đánh đảo Thần Long, bắn phá giáo phái này tiêu tùng.

Rồng tượng trưng cho sức mạnh siêu nhiên, cọp tượng trưng cho sức mạnh thực tế. Nơi nào hung hiểm, tiềm ẩn nguy cơ thì người ta gọi đó là đầm rồng, hang cọp (long đàm, hổ huyệt) hay rồng ẩn, cọp nấp (long ẩn, hổ phục). Riêng tác phẩm Thiên Long bát bộ tuy có chữ “long” nhưng chẳng ứng vào một con rồng nào cả. Tác giả Kim Dung xây dựng tám nhân vật chính: Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Gia Luật Hồng Cơ, Cưu Ma Trí, Đoàn Diên Khánh, Huyền Từ, Du Thản Chi ứng vào tám loại nhân vật có hiền, có dữ mà kinh điển Phật giáo đề cập. Còn Thiên Long là tên một ngôi chùa danh tiếng của nước Đại Lý (cũ) ở thành Côn Minh - Vân Nam.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo