xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VPF lo thiếu tiền

MẠNH DUY

Chưa bao giờ, kể từ khi đi vào hoạt động đúng một năm trước, VPF lại rơi vào tình cảnh khó khăn tài chính như lúc này. VPF dự định cắt giảm nhiều chi phí nhưng vẫn lo không kiếm đủ tiền trang trải cho các khoản chi khổng lồ của mùa giải 2013

Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), cho biết nhà tài trợ Eximbank đã đồng ý giữ nguyên mức tiền tài trợ hơn 30 tỉ đồng cho mùa giải 2013. Tuy nhiên, số tiền 50 tỉ đồng từ các nhà bảo trợ, gồm 10 doanh nghiệp có doanh thu trên 1.000 tỉ đồng/năm, thì vẫn còn phải chờ.

Phó Chủ tịch HĐQT VPF kiêm Phó Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam (VFF) Lê Hùng Dũng thừa nhận: “Vừa là người của VFF và VPF, tôi đã phải cố gắng thuyết phục các cổ đông tiếp tục gắn bó với V-League, không cắt giảm tiền tài trợ”. Theo dự đoán của ông Dũng, chi phí cho mùa giải 2013 không những không giảm mà còn có thể tăng vì VPF cam kết số tiền thưởng lên đến 10 tỉ đồng cho đội vô địch V-League và 2 tỉ đồng cho đội vô địch Giải Hạng nhất. Số tiền này cộng với một số giải thưởng phụ khác đã chiếm một nửa số tiền tài trợ của Eximbank.
 
img
Trong khi chờ các doanh nghiệp trong hội đồng bảo trợ rót tiền, VPF phải hoạt động chủ yếu nhờ nguồn tài trợ của Eximbank  
Ảnh: QUANG LIÊM

Một số thành viên chủ chốt của VPF như Tổng Giám đốc Phạm Ngọc Viễn, Trưởng BTC V-League Trần Duy Ly đã nghĩ tới phương án giảm lương, cắt giảm nhân sự của bộ máy VPF hiện nay để tiết giảm chi phí. Theo Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng, số tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên VPF không đáng kể. Ông Thắng cho hay: “Cái khó nằm ở chỗ chúng tôi muốn nâng tiền thưởng và thậm chí còn thiết kế những khoản thưởng cho những đội đạt đầy đủ tiêu chí chuyên nghiệp nhưng để hiện thực hóa kế hoạch này thì phải có nguồn tiền ổn định”.

Đa số doanh nghiệp trong Hội đồng Bảo trợ bóng đá Việt Nam (gồm 10 đơn vị) đang muốn lờ đi lời cam kết chi 5 tỉ đồng/năm mỗi doanh nghiệp. Điều này không có gì lạ khi 6/10 nhà bảo trợ là các ngân hàng - những doanh nghiệp cũng gặp khó khăn và 2 doanh nghiệp khác là các đài truyền hình chắc chắn chỉ đóng góp chủ yếu bằng “thời lượng phát sóng”.

Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nhìn nhận: “VFF đã lường trước tình cảnh hiện nay. Vì thế, VPF có thể tạm thời chưa phải đóng góp cho VFF một số khoản kinh phí để phát triển bóng đá trẻ”. Cũng theo ông Hỷ, từ khi ra đời, VPF chủ yếu tiêu tiền cũng như sử dụng nhân sự của VFF. Ông Hỷ khẳng định: “Chúng tôi vẫn hỗ trợ VPF tối đa nhưng nếu thời kỳ này kéo dài quá lâu, đó sẽ là điều rất đáng lo ngại”.
 

Còn lâu mới có lãi

HĐQT VPF giờ đây chỉ trông vào sự tự giác của các doanh nghiệp trong hội đồng bảo trợ. Ông Võ Quốc Thắng thừa nhận: “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để thuyết phục nhưng nếu họ lấy lý do khó khăn quá thì VPF cũng không biết xoay xở ra sao”. Phó Chủ tịch VPF Lê Hùng Dũng nhận xét: “VPF còn lâu mới mơ đến ngày làm ăn có lãi. Có nhiều lý do khách quan nhưng sự chủ quan trong tính toán cũng dẫn đến điều này”.

Trước đây, bầu Kiên khi tự ứng cử vào HĐQT VPF nói rằng VPF hướng tới mục tiêu có lãi từ mùa giải thứ hai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo