xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

2003: Năm cuộc chạy đua nhân bản người vô tính

Văn Anh

Một khía cạnh tích cực: Nhân bản vô tính ở con người không hoàn toàn là chuyện tiêu cực. Richard Grazi, giám đốc một trung tâm nghiên cứu sinh sản ở New York, nêu một khía cạnh tích cực: “Nhân bản vô tính để chữa bệnh hiếm muộn là một khái niệm tốt. Nó cho phép một người cha không có tinh trùng hay một người mẹ không có trứng có một đứa con sinh học. Đây là khoa học chân chính, đem lại hy vọng cho những người tuyệt vọng”.

Tháng giêng năm 2003, thế giới sẽ chứng kiến sự ra đời của một cậu bé thụ thai theo phương pháp sinh sản vô tính đầu tiên. Một bác sĩ (BS) người Ý - ông Severino Antinori - đã loan báo như vậy hôm 26-11. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học không tin BS Antinori vì còn nhiều bí ẩn xung quanh sự kiện này.

Cuộc chạy đua âm thầm.- Tuyên bố của BS Antinori được đưa ra trong một cuộc họp báo ở Rome, thủ đô nước Ý. Ông cho biết một bệnh nhân của ông đang mang thai một em bé trai theo phương pháp sinh sản vô tính (gọi tắt là nhân bản vô tính) từ 8 tháng nay. Bào thai rất khỏe mạnh, hiện cân nặng 2,5 kg - 2,7 kg. Nhưng có nhiều điều cần biết liên quan đến người mẹ như tên tuổi, quốc tịch, đã được thụ thai ở đâu, thì BS Antinori hoàn toàn giấu kín. Ông chỉ nói đứa bé sẽ sinh ra “tại một nước cho phép ông làm việc đó”. Chính thái độ úp mở này đã làm các nhà khoa học nghi ngờ tính xác thực của sự việc.

Trên thế giới này, không chỉ có BS Antinori thực hiện trong vòng bí mật dự án nhân bản vô tính ở con người, một vấn đề hết sức nhạy cảm về mặt y đức cũng như về mặt khoa học. Cách đây 6 tháng, ông Panos Zaws - một chuyên gia về sinh sản - đã báo cáo trước Quốc hội Mỹ rằng trên thế giới hiện có đến 5 nhóm khoa học gia tham gia các dự án tương tự và đang thi đua cho ra đời em bé nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới. Trong các nhóm này đáng chú ý có người của Raelians, một tổ chức khoa học mang màu sắc giáo phái đặt trọn niềm tin vào hiện tượng dĩa bay. Hãng tin AFP (Pháp) cho biết ngày 27-11, tức ngay sau khi BS Antinori công bố thời gian ra đời em bé nhân bản đầu tiên, một nhà khoa học Pháp và Brigitte Boisselier tự xưng là giám đốc chương trình nghiên cứu nhân bản vô tính của tổ chức Raelians, cũng tuyên bố phòng thí nghiệm của bà ở bang Tây Virginia (Mỹ) sắp sửa cho chào đời một bé gái nhân bản vô tính vào cuối năm nay. Tham gia chương trình của tổ chức Raelians có hai cặp vợ chồng người Mỹ, hai cặp vợ chồng người châu Á và một cặp vợ chồng người châu Âu. Bé gái nhân bản đầu tiên trên thế giới này là con của cặp vợ chồng người Mỹ. Cũng giống như BS Antinori, bà Brigitte không chịu tiết lộ gì thêm ngoài một vài chi tiết chung chung vừa kể.

Một nguồn tin khác, đăng trên báo Boston Globe (Mỹ), cho biết thêm chi nhánh của tổ chức Raelians ở Hàn Quốc đã cấp cho nhiều phụ nữ tại đây những phôi thai nhân bản vô tính. Cũng từ báo Mỹ này tiết lộ rằng một chuyên gia Mỹ ở bang Kentucky (Mỹ) từng làm việc chung với BS Antinori về dự án nhân bản vô tính con người, nay tách ra làm ăn riêng, đang thành lập một nhóm nghiên cứu riêng về nhân bản vô tính. Năm tới, nhóm này sẽ thông báo kết quả cụ thể. Nói chung, có nhiều dấu hiệu 2003 sẽ là năm của những cháu bé ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính đầu tiên.

Những điểm đáng ngờ.- Tất cả những dự án sinh con theo phương pháp sinh sản vô tính trên đây đều có một điểm chung: Không được một cơ quan hay tổ chức khoa học nào giám sát một cách độc lập. Nói cách khác, chúng được tiến hành trong điều kiện hết sức bí mật. Có nhiều trường hợp, những tuyên bố mang tính giật gân của họ không thể kiểm chứng. Ví dụ như hồi tháng tư năm nay, BS Antinori gây xôn xao dư luận thế giới với tuyên bố ông đang có trong tay 3 bệnh nhân đang mang bào thai nhân bản vô tính với độ tuổi lần lượt là 9, 7 và 6 tuần lễ. (Lúc đó, BS Antinori được mọi người tin tưởng ông nói thật vì ông này từng làm những chuyện chưa từng có trong y học. Cụ thể, cách đây gần 10 năm, ông đã giúp nhiều phụ nữ mãn kinh, trong đó có một phụ nữ 62 tuổi, sinh con với trứng của người khác hiến tặng). Tuy nhiên nếu căn cứ theo tuyên bố hồi tháng 4 thì giờ đây đáng lý ra bà mang thai 9 tuần lễ đã phải sinh con trong tháng 11 này. Thế mà chẳng có chuyện gì xảy ra hết! Hôm 26-11, BS Antinori đã tránh né trả lời những câu hỏi liên quan đến việc này.

Một lý do khác để các nhà khoa học nghi ngờ BS Antinori nói khoác để lấy tiếng là cho tới nay, mặc dù các chuyên gia khoa sinh sản vô tính đã nhân bản được cừu (cừu Dolly), chuột và heo, chưa có thí nghiệm nào trên linh trưởng thành công. Tại sao các nhà khoa học không thử nhân bản khỉ trước mà vội vàng đốt giai đoạn nhân bản con người, bất chấp những hậu quả không lường? Câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Y đức ở đâu?.-  Tạo ra một con người không theo quy luật tự nhiên mà không có những đảm bảo về sức khỏe là vô trách nhiệm. Một hài nhi nhân bản vô tính chào đời với những dị tật bẩm sinh là một nguy cơ quá lớn, đặt ra nhiều vấn đề y đức nan giải, không thể chấp nhận. Ngay một con vật nhân bản vô tính trông khỏe mạnh cũng có thể mang những dị tật về gien, dẫn tới một đời sống ngắn ngủi. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì chất liệu di truyền DNA của tế bào dùng trong tiến trình sinh sản vô tính bị hư hỏng.

Các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu sinh y học Whitehead ở Boston (Mỹ) tháng 9 vừa qua đã công bố kết quả nghiên cứu của mình, theo đó nhân bản vô tính thú vật luôn luôn tạo ra một sinh vật bất thường. Nhà khoa học Rudolf Jaenisch và các cộng sự viên của ông đã xem xét 10.000 gien. Họ phát hiện ra cứ 25 gien có 1 gien bất bình thường trong nhau chuột nhân bản vô tính. Gien của con chuột này cũng có vấn đề nghiêm trọng về gien. Rudolf Jaenisch nhận định: “Những nghiên cứu gần đây cho thấy hiện tượng chết yểu, viêm phổi, đau gan và béo phì ở chuột nhân bản vô tính có thể là hậu quả của tình trạng bất thường ở gien”.

Việc công bố kết quả nghiên cứu nói trên đã củng cố lập trường của các nhà khoa học chống việc nhân bản vô tính con người vì sự không an toàn và vì y đức. Họ đã gây áp lực với Chính phủ Mỹ đòi cấm nhân bản vô tính con người. Không chỉ ở Mỹ, vấn đề này đã được đặt ra trên toàn thế giới. Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, vấn đề này đã được thảo luận sôi nổi nhưng chưa đi đến một sự nhất trí vì hãy còn một số nhà khoa học tin rằng công nghệ nhân bản vô tính, một khi hoàn thiện, có thể tạo ra những biện pháp chữa bệnh hữu hiệu cho con người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo