xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bà Merkel "thắng như thua"

HOÀNG PHƯƠNG

Đảng cực hữu AfD thắng chưa từng có nhưng không đồng nghĩa sẽ trở thành thế lực lớn thứ 3 trên chính trường Đức

Đúng như dự báo, Đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel, cùng với Đảng anh em Liên minh Xã hội Cơ Đốc giáo (CSU), đã giành nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc tổng tuyển cử hôm 24-9, qua đó bảo đảm nhà lãnh đạo này tiếp tục nắm quyền trong nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp.

Kết quả gây thất vọng

Chỉ có điều, chiến thắng của CDU/CSU không được hoành tráng như kỳ vọng, nếu không muốn nói là gây thất vọng. Chỉ có 33% cử tri bỏ phiếu cho liên đảng này, so với tỉ lệ 41,5% trong cuộc bầu cử năm 2013. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 1949, khiến đài DW nhận định bà Merkel là một trong hai "kẻ thất bại rõ ràng" trong cuộc bầu cử, bên cạnh Đảng Dân chủ Tự do (SPD) với tỉ lệ phiếu thấp kỷ lục (20,5%).

Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử còn bị phủ bóng bởi sự hiện diện lần đầu tiên của một đảng cực hữu - chống Hồi giáo và chống Liên minh châu Âu (EU) - tại quốc hội Đức kể từ sau Thế chiến thứ hai. Đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD) trở thành đảng lớn thứ 3 trong quốc hội với 12,6% phiếu bầu. Reuters chỉ ra rằng thành công của AfD phần nào đến từ quyết định cho phép 1 triệu người nhập cư vào Đức của bà Merkel 2 năm trước.

Kết quả thăm dò sau bầu cử của Công ty Infratest Dimap (Đức) cho thấy AfD nhận được nhiều phiếu hơn từ những người không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần trước (1,2 triệu), so với CDU/CSU (1 triệu) hoặc SPD (0,5 triệu). Cũng theo thăm dò, 89% người bỏ phiếu cho AfD nghĩ rằng chính sách nhập cư của bà Merkel phớt lờ nỗi lo của người dân, 85% muốn có biên giới mạnh mẽ hơn và 82% cho rằng 12 năm cầm quyền của bà Merkel là quá đủ. Nói cách khác, AfD đã hưởng lợi khi nhập cư trở thành vấn đề số 1 của cuộc tổng tuyển cử năm nay,

Dĩ nhiên là nhiều người Đức cảm thấy hoang mang vì sự trỗi dậy của một đảng từng bị Ngoại trưởng Sigmar Gabriel của nước này liên hệ với Đức quốc xã. Căng thẳng đã xuất hiện khi đám đông người biểu tình tập trung ném đá và chai lọ vào cảnh sát bên ngoài trụ sở AfD ở TP Berlin tối 24-9 (giờ địa phương).

"Sự hiện diện của AfD tại quốc hội đang làm tổn hại đất nước. Những đảng khác giờ đây có nhiệm vụ dồn AfD vào chân tường trong các cuộc tranh luận trực tiếp" - ông Ingo Kramer, Chủ tịch Liên minh các Hiệp hội nhà tuyển dụng Đức, thúc giục. Không hề nao núng, ông Alexander Gauland, nhà đồng sáng lập AfD, tuyên bố họ sẽ "săn đuổi" bà Merkel và "giành lại đất nước, người dân".

Bà Merkel thắng như thua - Ảnh 1.

Người dân biểu tình phản đối đảng cực hữu AfD tại TP Berlin hôm 24-9Ảnh: AP

Bài toán khó

Trước khi đối mặt bất kỳ sự thù địch nào của AfD ở quốc hội, bà Merkel cần vượt qua một thách thức chính trị lớn không kém trước mắt là lập được chính phủ liên hiệp mới càng sớm càng tốt để nhanh chóng phát đi tín hiệu rõ ràng về hướng đi sắp tới của đất nước và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ phe cực hữu.

Bài toán này càng thêm khó sau khi SPD quyết định trở thành đảng đối lập - một bước đi khó tránh nếu đảng này muốn tái thiết và soạn thảo chiến lược mới cho tương lai. Ngoài ra, theo DW, động thái này còn ngăn AfD trở thành đảng đối lập lớn nhất trong quốc hội.

Trong trường hợp SPD không đổi ý, xem ra lựa chọn duy nhất còn lại của bà Merkel là theo đuổi chính phủ liên hiệp với Đảng Dân chủ Tự do (FDP, 10,7% phiếu) và Đảng Xanh (8,9% phiếu). Dù vậy, một liên minh cầm quyền 3 bên có thể không ổn định bởi sự khác biệt sâu sắc giữa các đảng về những vấn đề như di cư, thuế, môi trường, châu Âu… Đặc biệt, triển vọng chia sẻ quyền lực với FDP có thể gây rắc rối cho đề xuất tăng cường sự hội nhập của khu vực đồng euro như đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Khó khăn dù nhiều nhưng chưa đến mức khiến một thủ tướng dày dạn kinh nghiệm như bà Merkel bó tay. Điều này thể hiện rõ khi nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Âu khẳng định sẽ "lắng nghe những nỗi lo ngại, sợ hãi" của những người bỏ phiếu cho AfD để giành lại sự ủng hộ của họ.

Bà cũng tin tưởng sẽ đạt được thỏa thuận về liên minh cầm quyền mới vào Giáng sinh năm nay và chính phủ mới sẽ phải giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và nguyên nhân gốc rễ của nạn di cư bất hợp pháp.

Ngoài ra, có nhiều lý do để nghi ngờ AfD sẽ trở thành thế lực lớn thứ 3 trên chính trường Đức. Trước hết, tỉ lệ người bỏ phiếu vì thật sự ủng hộ AfD không cao. Theo cuộc thăm dò của Công ty Infratest Dimap, có đến 60% người chọn AfD vì muốn phản đối những đảng khác và chỉ có 34% bỏ phiếu cho AfD vì thật sự ủng hộ đảng này. Chưa hết, theo tờ The Guardian, chỉ có 12% người Đức thật sự hài lòng với màn thể hiện của 2 nhà đồng sáng lập AfD - Alice Weidel và Alexander Gauland. Đây là tỉ lệ thấp nhất trong số các lãnh đạo đảng ở Đức. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo