xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bà Suu Kyi đối mặt thách thức nan giải

Lục San

Theo tờ The Guardian (Anh), 16 tổ chức phi chính phủ đã phàn nàn chuyện bị chính phủ Myanmar hạn chế tiếp cận khu vực xung đột để cung cấp nhu yếu phẩm cho hàng ngàn người Rohingya Hồi giáo thiểu số ở bang Rakhine - tâm điểm của chiến dịch quân sự đẫm máu ở nước này.

Văn phòng Điều phối cư dân Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở Myanmar xác nhận đã ngưng hoạt động cứu trợ "do tình hình an ninh và sự hạn chế của chính phủ", đồng thời cho biết vẫn liên lạc trực tiếp với nhà chức trách để bảo đảm hoạt động nhân đạo có thể nối lại càng sớm càng tốt.

Theo báo The Guardian, Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ cho biết 250.000 người ở đây hiện thường xuyên thiếu ăn. Ngoài ra, các tổ chức nhân đạo quan ngại sâu sắc về số phận của hàng ngàn người bị ảnh hưởng bởi tình trạng bạo lực đang diễn ra ở bang Rakhine - theo ông Pierre Peron, phát ngôn viên Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo ở Myanmar.


Bà Suu Kyi đối mặt thách thức nan giải - Ảnh 1.

Người tị nạn Rohingya giơ tay nhận lương thực ở Bangladesh hôm 4-9. Ảnh: REUTERS

LHQ đã ngưng phân phối lương thực ở Rakhine sau khi các tay súng tổ chức nổi dậy "Đội quân Cứu giúp Rohingya Arakan" tấn công lực lượng chính phủ hôm 25-8, dẫn đến chiến dịch quân sự đáp trả của quân đội, khiến hàng trăm người thiệt mạng và gần 125.000 người Rohingya chạy trốn bạo lực. Khoảng 1,1 triệu người Rohingya ở bang Rakhine - Myanmar nhưng họ bị từ chối quyền công dân và đối xử như những người nhập cư bất hợp pháp.

Thêm vào đó, các lãnh đạo tôn giáo cứng rắn còn "đổ thêm dầu vào ngọn lửa chống đạo Hồi" khi cáo buộc các nhân viên cứu trợ thiên vị người Rohingya.

Theo Reuters, tình cảnh của người Rohingya là thách thức lớn nhất mà bà Aung San Suu Kyi, cố vấn nhà nước Myanmar và là người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, phải đối mặt. Phương Tây lâu nay cáo buộc bà Suu Kyi không lên tiếng bênh vực cộng đồng người thiểu số này trước cáo buộc họ bị ngược đãi và thúc ép bà làm nhiều hơn để bảo vệ họ.

Về phần mình, cựu tù chính trị Suu Kyi đã phản đối cuộc điều tra của LHQ về tình trạng bạo lực ở bang Rakhine. Myanmar cũng cho biết lực lượng an ninh nước này đang phát động chiến dịch hợp pháp để tiêu diệt "các phần tử khủng bố" gây ra một loạt vụ tấn công nhằm vào cảnh sát và binh lính kể từ tháng 10-2016. Giới chức Myanmar cũng cáo buộc các tay súng Rohingya đốt nhà và gây ra cái chết của dân thường.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo