xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bắc Kinh phơi bày tham vọng quân sự

Hoàng Phương

Hải quân Trung Quốc sẽ mở rộng phạm vi hoạt động, chú trọng đến cái gọi là hoạt động “bảo vệ vùng biển khơi”

Giữa lúc căng thẳng ở biển Đông leo thang, Trung Quốc hôm 26-5 tiếp tục khiến cộng đồng quốc tế lo ngại khi lần đầu tiên công bố sách trắng về chiến lược quân sự, trong đó không ngần ngại công khai tham vọng bành trướng trên biển.

Dằn mặt Mỹ

Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân khẳng định thời điểm công bố sách trắng không liên quan đến việc Mỹ điều máy bay tuần tra giám sát những đảo nhân tạo mà nước này đang xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tuy nhiên, ai cũng thấy rõ chủ ý dằn mặt Mỹ của Trung Quốc bởi văn kiện này ngang nhiên cảnh báo những nước đang có hành động mà Bắc Kinh gọi là can thiệp vào tình hình khu vực. “Một số nước vẫn duy trì hoạt động giám sát, do thám trên không và trên biển nhằm vào Trung Quốc. Vì thế, nhiệm vụ lâu dài của Trung Quốc là bảo vệ những quyền lợi và lợi ích hàng hải của mình” - sách trắng hô hào.

 

Tàu khu trục của Nhật và tàu chiến Philippines tập trận chung ở biển Đông hôm 12-5 Ảnh: REUTERS

Tàu khu trục của Nhật và tàu chiến Philippines tập trận chung ở biển Đông hôm 12-5

Ảnh: REUTERS

 

Nội dung sách trắng cũng khẳng định hải quân Trung Quốc sẽ mở rộng phạm vi hoạt động, chú trọng đến cái gọi là hoạt động “bảo vệ vùng biển khơi”. Trong khi đó, không quân sẽ chuyển hướng trọng tâm “từ phòng thủ sang cả phòng thủ và tấn công”. Bắc Kinh cũng theo đuổi chiến lược “phòng vệ chủ động”, đồng thời đẩy nhanh việc phát triển lực lượng để đối phó các vụ tấn công trên mạng.

Biện hộ cho những thay đổi này, sách trắng chỉ ra “những thách thức an ninh ngày càng nghiêm trọng do một số nước gây ra”, như Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á và Nhật Bản điều chỉnh chính sách an ninh. Theo báo Sydney Morning Herald (Úc), sách trắng đặc biệt chỉ trích sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Nhật, ngay cả khi Bắc Kinh không ngừng rót tiền để phát triển năng lực quân sự.

Tăng cường tiềm lực hải quân

Nội dung sách trắng nói trên có thể là một lý do nữa để các quốc gia Đông Nam Á ưu tiên nâng cao tiềm lực hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển, nhất là khi Trung Quốc liên tục có những hành động sai trái nhằm độc chiếm biển Đông.

Theo tuần báo quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly, các nước Đông Nam Á dự kiến chi 58 tỉ USD để mua thiết bị quân sự mới trong 5 năm tới, chủ yếu trang bị cho hải quân và chúng có thể được sử dụng ở biển Đông hoặc những vùng xung quanh.

Một số nguồn tin tiết lộ với Reuters rằng chính phủ các nước trên đang tập trung trang bị cho hải quân khả năng hoạt động hiệu quả hơn tại những khu vực ven biển. Chẳng hạn, Singapore đã hợp tác với nhà thầu hải quân DCNS (Pháp) để đóng 6 khu trục hạm lớp Formidable. Malaysia cũng đặt mua 6 tàu hộ tống trị giá khoảng 9 tỉ ringgit (2,5 tỉ USD) của DCNS. Một số nước khác, như Indonesia, Thái Lan... cũng đang đàm phán với các nhà cung cấp quốc phòng Nga và châu Âu.

Tàu ngầm cũng được các nước Đông Nam Á đưa vào danh sách mua sắm. Singapore đặt mua 2 tàu ngầm từ hãng ThyssenKrupp Marine Systems (Đức), nâng tổng số tàu lên 6 chiếc một khi nhận được hàng. Không thua kém, Indonesia cũng đặt hãng Daewoo Shipbuilding (Hàn Quốc) đóng 3 tàu ngầm. Ngoài ra, loại tàu đổ bộ (có thể chở xe tăng, trực thăng, binh sĩ và tham gia sứ mệnh tìm kiếm, cứu hộ) thu hút sự quan tâm ngày càng lớn ở khu vực này.

Một số nhà phân tích lo ngại một khi năng lực hải quân của các nước càng mạnh, nguy cơ xung đột trên các vùng biển tranh chấp càng khó ngăn chặn. “Nếu đối đầu xảy ra và leo thang, nó có nguy cơ biến thành một cuộc xung đột chết chóc hơn” - ông Tim Huxley, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở châu Á (IISS), cảnh báo.

 

Nhật “soi” Trung Quốc ở biển Đông?

Nhật Bản dự kiến lần đầu tham gia cuộc tập trận Talisman Sabre, diễn ra 2 năm một lần, của Mỹ - Úc vào đầu tháng 7 tới. Đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ an ninh ngày càng tăng giữa 3 nước vào thời điểm biển Đông dậy sóng vì Trung Quốc. Theo Reuters, cuộc tập trận Talisman Sabre năm nay có khoảng 30.000 binh sĩ Mỹ và Úc tham gia. Phía Nhật cử 40 binh sĩ, sĩ quan - một con số dù khiêm tốn nhưng chứng tỏ Washington muốn tăng cường hợp tác với các đồng minh an ninh ở châu Á. Nội dung tập trận bao gồm các chiến dịch trên biển, đổ bộ, chiến thuật lực lượng đặc nhiệm…

Ngoài động thái trên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani hôm 25-5 cho biết nước này sẽ cân nhắc điều lực lượng phòng vệ tới biển Đông để cùng Mỹ giám sát các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc. Theo báo Nikkei, Tokyo có thể sử dụng vệ tinh, tàu thuyền hoặc máy bay cho sứ mệnh trên.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo