xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài toán khó cho ông Obama

HOÀNG PHƯƠNG

Bất chấp lời kêu gọi kiềm chế tối đa của cộng đồng quốc tế, máu vẫn tiếp tục đổ ở khắp Ai Cập trong “ngày thứ sáu giận dữ” khi ít nhất 80 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh ngoài đường phố.

Những gì diễn ra cho thấy Ai Cập đang nhanh chóng biến từ một nước đang gặp khủng hoảng sang một nước có nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực kéo dài, thậm chí là nội chiến. Nhà bình luận Fahmy Howeidy cảnh báo trên nhật báo địa phương al-Shorouk: “Nguy cơ của cuộc nội chiến đã hiện hữu. Đất nước này đang đứng bên bờ vực thẳm”.

Quốc gia 85 triệu dân này đã trở nên phân cực sâu sắc kể từ khi nổ ra cuộc nổi dậy lật đổ ông Hosni Mubarak vào năm 2011. Báo The Washington Post lý giải rằng diễn biến này đã mở ra một cuộc tranh giành quyền lực lớn hơn: Nó không chỉ diễn ra giữa những người đứng đầu chính quyền mà còn giữa những người dân thường có quan điểm khác nhau về tương lai của đất nước.

Kể từ khi người Hồi giáo lên nắm quyền theo sau một cuộc bầu cử dân chủ, cuộc đối đầu diễn ra ngày một gay gắt hơn giữa một bên là phong trào Anh em Hồi giáo và những đồng minh theo đường lối cứng rắn và một bên là những người thế tục, có tư tưởng tự do, người Hồi giáo ôn hòa, người Thiên Chúa giáo. Những người chỉ trích cáo buộc Tổng thống đắc cử Mohamed Morsi tìm cách củng cố quyền lực cho mình và phong trào Anh em Hồi giáo, trong lúc không làm gì nhiều để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Không những thế, ông Morsi còn bị xa lánh bởi thường xuyên hục hặc với ngành tư pháp, giới truyền thông, quân đội và cảnh sát.

Một nguyên nhân gây chia rẽ khác chính là sự khác biệt về hệ tư tưởng. Nhiều người Ai Cập không những căm ghét sự lạm quyền của ông Morsi mà còn không thích toàn bộ phong trào Hồi giáo mà ông ta đại diện. Vì thế, việc ông Morsi bị phế truất hôm 3-7 và hành động trấn áp đẫm máu người biểu tình diễn ra sau đó thực chất chỉ là những trận chiến mới nhất trong cuộc chiến kéo dài 2 năm rưỡi qua về tương lai của Ai Cập. Điều đáng nói là trong lúc cộng đồng quốc tế chỉ trích những gì đang diễn ra ở Ai Cập thì nhiều người dân, phần lớn là người Hồi giáo ôn hòa và các nhóm tự do lãnh đạo cuộc nổi dậy năm 2011, lại cảm thấy hài lòng.

Một Ai Cập ngày càng chia rẽ, bất ổn và đẫm máu đang giáng một đòn mạnh vào chính sách ngoại giao của Mỹ, vốn xem quốc gia này là đồng minh quân sự và chính trị thân cận. Kể từ khi ông Morsi bị phế truất, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nỗ lực cân bằng giữa việc ủng hộ một tiến trình dân chủ non trẻ và bảo vệ những lợi ích an ninh quốc gia ở Ai Cập, nước có hiệp ước hòa bình với Israel và cho Mỹ đặc quyền đi lại qua kênh đào Suez chiến lược.

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng những gì ông Obama đã làm là quá ít và quá muộn. Không những thế, Washington còn phát đi những thông điệp lẫn lộn về tình hình Ai Cập, trong đó có chi tiết không gọi vụ phế truất là hành động đảo chính, từ đó làm xói mòn ảnh hưởng của mình ở nước này.

Amy Hawthorne, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Rafik Hariri về Trung Đông thuộc Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), cho rằng đã đến lúc Mỹ phát đi thông điệp mạnh mẽ và hành động dứt khoát hơn nếu muốn ngăn chặn đổ máu ở Ai Cập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo