xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bắn thử hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ lại thất bại

Theo VNE

Hôm qua, 14-2, một vụ thử hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia Mỹ đã không thành công do tên lửa đánh chặn không thể rời khỏi bệ phóng. Đây là thất bại thứ hai của hệ thống này trong vài tháng qua và diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố có vũ khí hạt nhân.

Vụ bắn thử diễn ra tại đảo Kwajalein thuộc Thái Bình Dương. Thất bại này đã "tiếp lửa" cho những người chỉ trích công nghệ phòng thủ tên lửa của Mỹ là quá tốn kém và không khả thi. Hiện chưa rõ sự kiện hôm qua sẽ ảnh hưởng ra sao đối với các căn cứ thí nghiệm tên lửa đánh chặn ở Alaska và California, những vị trí phòng thủ chống các loại tên lửa phóng đi từ CHDCND Triều Tiên.

Trong vụ thử nghiệm hôm qua, theo kế hoạch tên lửa đánh chặn bắn từ đảo Kwajalein sẽ nhằm mục tiêu là một quả ICBM giả phóng đi từ đảo Kodiak, Alaska. Nhưng trong khi quả tên lửa đóng vai trò là bia di động đã vút khỏi bệ phóng mà không gặp vấn đề gì thì tên lửa đánh chặn lại không thể vọt lên.

Trong lần bắn thử hôm 15/12 năm ngoái, tên lửa đánh chặn cũng gặp trục trặc tương tự. Sau đó, giới quân sự Mỹ đổ lỗi do khiếm khuyết ở phần mềm khiến bệ phóng không hoạt động được. Đây là lần đầu tiên sau 2 năm việc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thực hiện. Cơ quan tên lửa Mỹ cho biết, mỗi lần thử nghiệm chi phí hết 85 triệu USD.

Hiện hai căn cứ đánh chặn đặt tại Fort Greely, Alaska và căn cứ không quân Vandenberg, California vẫn được coi là để thí nghiệm. Nhưng các quan chức quân sự Mỹ khẳng định, chúng có thể bắn chặn các loại tên lửa đối phương trong trường hợp khẩn cấp. Có 6 quả đánh chặn dự phòng tại Alaska và 2 quả ở California. Trong năm nay dự kiến sẽ có thêm 10 quả được đưa tới hầm chứa tại Alaska.

Chính quyền Tổng thống George Bush từng hy vọng có thể tuyên bố các căn cứ tên lửa đánh chặn nói trên bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2004, nhưng Lầu Năm Góc đã không thể hoàn thành mục tiêu này. Viễn cảnh quen thuộc nhất mà các nhà lập kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ thường mường tượng ra là một vụ tấn công bằng tên lửa hạt nhân từ CHDCND Triều Tiên, với mục tiêu bị bắn phá là Hawaii, Alaska và các thành phố ở bờ biển phía tây.

Trong khi đó, một công trình phòng thủ tên lửa đạn đạo kiểu khác vẫn đang được quân đội Mỹ phát triển song song. Đó là chương trình sử dụng laser trên không, theo đó một chiếc Boeing 747 sẽ trang bị pháo laser và bắn hạ các quả tên lửa đối phương bắn tới. Theo giới quân sự Mỹ, việc thử nghiệm trong thực tế đối với chiến thuật này sẽ diễn ra vào năm 2008.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo