xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo đảm an ninh biển là lợi ích chung

Hoàng Phương

Việt Nam nhấn mạnh cần bước sang giai đoạn mới để ổn định tình hình, giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS và tinh thần xây dựng

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị liên quan đã khép lại tại thủ đô Vientiane - Lào hôm 26-7 với 3 cuộc họp: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham dự Cấp cao Đông Á (EAS với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Úc, New Zealand) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF, gồm 10 nước ASEAN và 17 đối tác). Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn đã tham dự các hội nghị.

Tại các hội nghị, các nước dành nhiều thời gian trao đổi về những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, như tình hình bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, khủng bố, bạo lực cực đoan, an ninh hàng hải, di cư… và nhất trí tăng cường hợp tác xử lý các thách thức này. Riêng về vấn đề biển Đông, theo TTXVN, nhiều nước chia sẻ lo ngại về những diễn biến gần đây và đang diễn ra, trong đó có việc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa. Các nước nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thực hiện kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Một số nước, trong đó có Việt Nam, nêu quan điểm về vụ kiện trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS.

Toàn cảnh phiên họp hẹp Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)Ảnh: TTXVN
Toàn cảnh phiên họp hẹp Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)Ảnh: TTXVN

Tại các hội nghị, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao những tiến triển hợp tác trong các khuôn khổ ASEAN+3, EAS và ARF. Về định hướng thúc đẩy hợp tác trong tương lai, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN+3 cần tập trung hoàn thành các biện pháp còn lại trong Kế hoạch Công tác 2013-2017, dành ưu tiên cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư, kết nối hạ tầng, hợp tác ứng phó tác động của biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh hàng hải, quản lý thiên tai và an ninh mạng. Trong cuộc họp EAS, Phó Thủ tướng đề nghị các nước ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, bảo đảm tiến trình EAS phù hợp với lợi ích và quan tâm của tất cả các nước, ủng hộ kiểm điểm định kỳ các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của EAS và đưa an ninh hàng hải thành một lĩnh vực ưu tiên của EAS. Về ARF, Phó Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ARF thực sự chuyển sang giai đoạn ngoại giao phòng ngừa trong khi tiếp tục các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua các hoạt động thực tiễn, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh.

Trong trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định những diễn biến phức tạp trên thực địa thời gian qua và đang diễn ra ở biển Đông, nhất là việc cải tạo, xây dựng quy mô lớn và quân sự hóa, tiếp tục gây quan ngại sâu sắc, thay đổi nguyên trạng ở biển Đông, làm xói mòn lòng tin ở khu vực. Đoàn Việt Nam nhấn mạnh cần coi trọng đối thoại và thương lượng, bước sang giai đoạn mới để ổn định tình hình, giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS và tinh thần xây dựng. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm tăng căng thẳng; thúc đẩy thương lượng song phương cũng như công việc giữa ASEAN và Trung Quốc về thực hiện hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), sớm tiến tới Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).

Trung Quốc gặp sức ép

Vấn đề biển Đông tiếp tục là tâm điểm tại một loạt sự kiện diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị liên quan ở Lào. “Không một bên tuyên bố chủ quyền nào ở biển Đông có hành động khiêu khích và những bước đi khiến căng thẳng leo thang” - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo tại cuộc họp báo ngày 26-7. Ông Kerry cũng khẳng định ủng hộ việc nối lại đàm phán song phương giữa Trung Quốc và Philippines về vấn đề biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ nói thêm ông sẽ khuyến khích Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiến hành đối thoại và thương thảo với Trung Quốc khi 2 người gặp nhau tại Manila ngày 27-7.

Phát biểu trên được đưa ra 1 ngày sau khi Trung Quốc đề nghị Mỹ ủng hộ các cuộc đàm phán với Manila về vấn đề biển Đông khi Ngoại trưởng Kerry và người đồng cấp Vương Nghị gặp nhau. Tuy nhiên, chuyên gia Ian Storey thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) đã gọi động thái này của Bắc Kinh là “kỳ lạ”. “Trung Quốc đề nghị Mỹ ủng hộ nối lại đàm phán song phương với Philippines song Bắc Kinh áp đặt một điều kiện tiên quyết không thể chấp nhận là Manila phải bỏ qua phán quyết của PCA (về vụ kiện Philippines - Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông). Nếu Trung Quốc thực sự nghiêm túc, họ sẽ rút lại điều kiện đó. Mỹ không thể gây sức ép để Philippines đàm phán với Trung Quốc trên cơ sở phớt lờ phán quyết PCA”.

Cũng trong ngày 25-7, Mỹ, Nhật Bản và Úc đã ra tuyên bố chung thúc giục Trung Quốc không tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự và cải tạo đất phi pháp ở biển Đông. Tại cuộc gặp bên lề hội nghị ASEAN, ông Kerry cùng những người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida và Úc Julie Bishop bày tỏ quan ngại sâu sắc về tranh chấp hàng hải ở biển Đông. Cả 3 ngoại trưởng “mạnh mẽ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào có thể làm thay đổi hiện trạng và gia tăng bất ổn tại khu vực”. Ngoài ra, theo AP, các ngoại trưởng thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho pháp trị trong lúc kêu gọi Bắc Kinh và Manila tuân thủ phán quyết “cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý” của PCA. “Các bộ trưởng nhấn mạnh đây là cơ hội quan trọng để khu vực duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ hiện có và thể hiện sự tôn trọng luật pháp quốc tế” - tuyên bố nhấn mạnh.

Huệ Bình

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo