xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bầu cử tổng thống Mỹ: Quảng cáo nói xấu nhau

NGUYỄN CAO

Chưa có cuộc chạy đua nào vào Nhà Trắng, cử tri Mỹ lại được xem các clip quảng cáo nói xấu nhau nhiều như năm nay

Chỉ vài giờ sau khi kết thúc cuộc tranh luận truyền hình trực tiếp lần thứ nhất, rạng sáng 4-10, trên các kênh truyền hình Mỹ xuất hiện những video clip  quảng cáo nói  xấu đối thủ của 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ.
 
Triệt nhau bằng clip truyền hình

Đối với Đảng Cộng hòa, đó là cách tận dụng cơ hội chiến thắng 1-0 ở cuộc tranh luận đêm 3-10 ở Denver để nâng cao uy tín của ông Mitt Romney. Đối với Đảng Dân chủ, đó là cơ hội giảm thiểu hết mức thất bại được cho là khó hiểu của đương kim Tổng thống Barack Obama.

Dĩ nhiên, phát pháo đầu tiên là clip  quảng cáo  tố cáo ông Romney chơi trò “xào nấu” sự thật trong cuộc tranh luận của Đảng Dân chủ. Clip quảng cáo có đoạn nói: “Các nhà quan sát dày dạn kinh nghiệm nhất đều thấy rõ ý đồ đằng sau những lời phát  biểu “giết người” (của ông ấy). Ông ta hy vọng kiếm phiếu cử tri bằng cách nói dối ít nhất 12 lần”.
 
Đảng Dân chủ cũng công kích ông Romney thường xuyên ngắt lời ông Jim Lehrer, người chủ trì - Mỹ gọi là người điều tiết -  cuộc tranh luận và làm bộ không thấy ông này ra dấu đừng nói năng hung hăng. Nhà báo Lehrer, năm nay 78 tuổi,  từng được mời chủ trì 12 cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống.

Đảng Cộng hòa cũng phản pháo bằng một video clip ghép ảnh mô tả phản ứng khó coi của ông Obama trong phần lớn thời gian tranh luận.  Hình ảnh cho thấy ông Obama thường  ngó xuống đất, gương mặt nhăn nhó hoặc cười như mếu trong lúc ông Romney liệt kê hàng loạt thất bại của chính quyền ông này.
 
img
Quảng cáo nói xấu Romney của Priorities USA, một tổ chức chính trị thân Đảng Dân chủ. Ảnh: REUTERS
 
Trên thế giới, chiến dịch tranh cử nào cũng cần đến quảng cáo, chủ yếu trình bày cương lĩnh chính trị của đảng  và ưu điểm của ứng cử viên. Ở Mỹ, không  giống như vậy. Quảng cáo nói xấu đối thủ - Mỹ gọi là “quảng cáo tiêu cực” - nổi bật nhất và trở thành một phần không thể thiếu trong chiến dịch vận động bầu cử Mỹ trong 50 năm qua.

Cũng giống như tranh luận là “đặc sản” của Mỹ có từ năm 1848, quảng cáo  nói xấu địch thủ  cũng là một sản phẩm độc đáo nhất thế giới bởi tần suất phát sóng và cường độ khốc liệt phi thường của nó.

Một từ quảng cáo giá 900 USD

Mỗi lần bầu cử là mỗi lần 2 đảng thay đổi chiến thuật và chiến lược quảng cáo sao cho hiệu quả nhất. Nhưng có một điều bất di bất dịch là lượng tiền đổ vào ngày càng lớn.
 
Nhật báo Washington Post dẫn nguồn Kantar Media/CMAG cho biết trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, tính đến cuối tháng  9, hai đảng đối lập đã chi hơn 400 triệu USD để quảng cáo, trong đó phần lớn dùng để nói xấu đối thủ. Một kỷ lục chưa từng thấy. Cụ thể, phe Dân chủ chi 206 triệu USD, trong đó 78% là chi phí quảng cáo tiêu cực. Phe Cộng hòa chi 223 triệu USD, trong đó 89% dành cho quảng cáo tiêu cực.

Mục đích quảng cáo là thu hút cử tri về phía mình. Trong bất cứ mùa bầu cử tổng thống nào đều có những bang  mà cử tri dự báo bỏ phiếu cho đảng nào đều khá rõ. Bên cạnh đó, có những bang mà ảnh hưởng của đảng hay của ứng cử viên không rõ ràng cần phải nỗ lực quảng cáo nói xấu đối thủ để kiếm phiếu.  Số bang này không nhiều và thay đổi tùy theo mùa bầu cử.

Mùa bầu cử năm nay có 11 bang sau đây chưa rõ “đại cử tri” - thành phần quyết định ai làm tổng thống - sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên nào. Đó là các bang Florida, Virginia, Ohio, Bắc Corolina, Pennsylvannia, Colorado, Nevada, Iowa, New Hampshire, Michigan và Massachussetts.

Quảng  cáo tiêu cực do vậy chủ yếu phát trên các  đài truyền hình địa phương các bang nói trên với chi phí rất lớn. Đảng Cộng hòa,  với tư cách là kẻ thách thức, chịu chi bạo nhất. Nếu Đảng Dân chủ trả 125 USD một từ quảng cáo thì Đảng Cộng hòa trả 900 USD.

Chi phí quảng cáo lớn nhất tập trung ở bang Florida - từng là tâm điểm mùa bầu cử năm 2000  và cũng là tâm điểm mùa bầu cử năm nay. Tại đây, Đảng Dân chủ chi 36 triệu USD, còn Đảng Cộng hòa chi 40 triệu USD. Kế đó là 2 bang Virginia và Ohio.  Bốn bang Iowa, Nevada, Colorado và Bắc Carolina, do giá quảng cáo rẻ vì dân số ít, có số lượng quảng cáo cao nhất.

Tác động có hạn

Trước số lượng quảng cáo tiêu cực chóng mặt nói trên, khán giả truyền hình Mỹ cảm thấy mỏi mệt vì “bội thực”. Họ cũng bị “hoa mắt” bởi trong nội dung quảng cáo nói xấu đối thủ đó sự thật lẫn lộn với giả dối một cách tinh vi.

Liệu những mẩu quảng cáo đó có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử tổng thống ngày 6-11 tới không?  Nhà phân tích chính trị John Sides của nhật báo The New York Times nhận định rằng “khả năng hủy hoại” (đối thủ)  đã bị phóng đại rất nhiều và không có bằng chứng nào cho thấy khả năng đó là có thật.

Theo ông Sides, tác động của nó rất hạn chế bởi thời gian. Nó có lợi cho ứng cử viên tổng thống đương nhiệm hơn ứng cử viên  vô danh. Tuy nhiên, tác động của nó cũng có thể nghiêng về kẻ có nhiều tiền hơn.

(*) Xem Báo Người Lao Động số ra ngày 7-10
Kỳ tới: Chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo