xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bên bờ thế chiến?

MỸ NHUNG

Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatseniuk hôm 25-4 cáo buộc Nga đang muốn bắt đầu thế chiến lần thứ ba bằng cách xâm chiếm Ukraine cả về chính trị và quân sự.

Cũng có thể Ukraine chưa phải là mồi lửa đủ lớn cho một cuộc xung đột toàn cầu song điều đáng ngại là việc một siêu cường đang cho mình quyền tự hành động, cụ thể là Nga với lá bài “bảo vệ người nói tiếng Nga”.

Và đây không phải là lần đầu! Năm 2008, khi ông Vladimir Putin còn là thủ tướng, mặc cho các nhóm nhân đạo khắp thế giới lên tiếng, chính phủ các nước “cảnh báo nghiêm khác”, bom của Nga vẫn rơi tận thủ đô Georgia. Ông Putin luôn biết rõ sẽ không có chuyện ai đó dám tấn công Nga.

 

Một liên minh Nga - Trung có thể làm gia tăng thế đối đầu trên thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong lần gặp năm 2013

Ảnh: Press TV

Một liên minh Nga - Trung có thể làm gia tăng thế đối đầu trên thế giới.

Trong ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong lần gặp năm 2013

Ảnh: Press TV

 

Dù vậy, khủng hoảng Ukraine không phải là tác nhân duy nhất nhen nhóm thế chiến. Trước đây, thế chiến thứ hai bùng nổ từ những mâu thuẫn nhỏ lẻ tích tụ lâu ngày, như Ý xâm chiếm Ethiopia vào năm 1935 và Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc vào năm 1937.

Gió đổi chiều, Trung Quốc đang là trung tâm của nhiều tranh chấp lãnh thổ, nổi bật trên biển Hoa Đông và biển Đông. Giả dụ xảy ra chiến tranh Trung - Nhật lần thứ ba thì không chỉ 2 siêu cường châu Á mà nhiều nước khác trong khu vực cũng có thể bị cuốn vào. Nhưng thế chiến chỉ xảy ra nếu có Mỹ nhúng tay. Khác với những cảnh báo “vòng ngoài” dành cho Nga, Washington đã thẳng thừng tuyên bố bảo vệ các đồng minh - Nhật Bản và Philippines - trong trường hợp xảy ra đụng độ với Trung Quốc.

Ngoài những “tay chơi” nặng ký trên, cục diện thế giới cũng không thể quên những lá bài khó lường khác mà tiêu biểu là Iran và Triều Tiên.

Trong khi đó, theo nhà phân tích tài chính thế giới Kevin Freeman, thế chiến thứ ba có thể không diễn ra trên chiến trường mà là trên mặt trận kinh tế. Phân tích với tờ TheBlaze, ông Freeman cảnh báo Nga có thể bắt tay Trung Quốc làm lao đao hệ thống tài chính Mỹ.

Khi Mỹ và phương Tây mới manh nha trừng phạt Nga, cố vấn kinh tế của Điện Kremlin Sergei Glazyev tuyên bố Moscow có thể ngừng sử dụng đồng USD và tạo ra hệ thống thanh toán riêng với “các đối tác ở phía Đông và phía Nam”, từ đó “đặt dấu chấm hết cho sự thống trị của Mỹ trong nền tài chính toàn cầu”.

Từng cố vấn cho Lầu Năm Góc, Cục Tình báo trung ương (CIA) và Cục Điều tra liên bang (FBI) của Mỹ, ông Freeman đã thực hiện một báo cáo mật cho Lầu Năm Góc năm 2009, trong đó tin rằng khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 2008 có sự can thiệp của “một quốc gia hoặc khủng bố tài chính”.

Tuy nhiên, tạp chí The Week trấn an thế chiến thứ ba gần như sẽ không xảy ra và “đấng cứu rỗi” chính là thương mại toàn cầu. Gần 70 năm đã trôi qua kể từ lần chiến tranh thế giới cuối cùng và các quốc gia đã bện chặt với nhau bằng hàng loạt thỏa thuận hợp tác và thương mại tự do.

Nếu chẳng may thế chiến bùng nổ, chi phí vận chuyển sẽ đắt đỏ, còn nhiều loại hàng hóa, phụ tùng và tài nguyên - kể cả nguồn cung năng lượng như than đá, dầu mỏ - sẽ tạm thời biến mất ở một số khu vực nhất định. Nói cách khác, sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt thương mại đã quá lớn để có thể phá vỡ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo