xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Cái bẫy” nhiệm kỳ thứ 2

ĐỖ QUYÊN

Cụm từ “lời nguyền nhiệm kỳ thứ 2” dành cho các ông chủ Nhà Trắng đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành câu cửa miệng trên chính trường Mỹ

Khi Tổng thống đương nhiệm Barack Obama đắc cử nhiệm kỳ thứ 2, tạp chí The Week của Anh còn khẳng định không chút nể nang rằng vị tổng thống thứ 44 của Mỹ đã rơi vào “cái bẫy” tương tự nhiều người tiền nhiệm.

Tổng thống “trật bánh”

Cựu giám đốc chiến lược Stuart Stevens của ứng viên tổng thống Mỹ năm 2008 Mitt Romney là người tin tưởng tuyệt đối vào “lời nguyền nhiệm kỳ thứ 2”. “Hết lần này tới lần khác, chúng ta chứng kiến các vị tổng thống “trật bánh” khỏi sứ mệnh chính trong nhiệm kỳ tái đắc cử, dẫn đến hậu quả ngoài mong đợi. Đáng buồn là điều đó dường như ập xuống hầu hết các tổng thống” - ông này lưu ý.

Tổng thống thứ 43 George W. Bush bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2 với nỗ lực cải tổ an sinh xã hội biến thành công cốc, ngay sau đó là làn sóng phẫn nộ đỉnh điểm của dân chúng vì phản ứng thất bại của chính phủ trong siêu bão Katrina. Chưa hết, sự sụp đổ của Phố Wall năm 2008 hủy hoại nốt chương cuối cùng khép lại nhiệm kỳ của ông chủ Nhà Trắng này. Những chính sách đáng kể nhất bao gồm cắt giảm khung cấu trúc thuế, đánh giá lại vai trò liên bang trong giáo dục và chiến lược an ninh quốc gia chống lại đe dọa của chủ nghĩa khủng bố đều diễn ra trước nhiệm kỳ thứ 2 đáng thất vọng này.

Người tiền nhiệm của ông Bush, Tổng thống Bill Clinton cũng phải nếm trải một nhiệm kỳ thứ 2 không kém phần cay đắng. Vụ bê bối tình ái tai tiếng với nữ thực tập sinh Monica Lewinsky bị phơi bày đã khiến ông Clinton bước vào nhiệm kỳ thứ 2 chỉ để bị luận tội. Tất cả những thành tựu đáng ghi nhận như cân bằng ngân sách, cải tổ phúc lợi hỗ trợ lao động và mở rộng trợ cấp bảo hiểm y tế chỉ gói gọn trong nhiệm kỳ thứ nhất.

Sự tín nhiệm ngày càng tăng dành cho Tổng thống Obama rất có lợi cho cuộc đua vào Nhà Trắng của bà Clinton Ảnh: WASHINGTON POST
Sự tín nhiệm ngày càng tăng dành cho Tổng thống Obama rất có lợi cho cuộc đua vào Nhà Trắng của bà Clinton Ảnh: WASHINGTON POST

Nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Ronald Reagan bị phủ bóng đen bởi bê bối “Iran-Contra” thuộc hàng sốc nhất trên chính trường Mỹ, thậm chí suýt làm lung lay ghế của vị tổng thống thứ 40. Vụ việc liên quan tới phi vụ bí mật bán vũ khí cho Iran của giới chức cấp cao Mỹ dù Tehran đang nằm trong danh sách tài trợ khủng bố. Di sản quan trọng nhất của vị tổng thống xuất thân từ diễn viên này là Đạo luật Cải tổ thuế 1986 cũng là kết quả của nhiệm kỳ thứ nhất.

Bi đát hơn, nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Richard Nixon còn không thể hoàn tất bởi ông phải từ chức vì bê bối Watergate, trong đó Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phanh phui vụ “nghe lén” của các nhân vật thân cận và giới chức ủy ban vận động bầu cử của ông Nixon với đối thủ Đảng Dân chủ.

Nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống thứ 34 Dwight Eisenhower không suôn sẻ vì dính phải vụ từ chức của chánh văn phòng tổng thống. Người tiền nhiệm Harry Truman phải vật lộn với chiến tranh Triều Tiên, bê bối, bế tắc và tỉ lệ ủng hộ thấp bất thường.

Trong khi đó, đắc cử tới 4 nhiệm kỳ nhưng vị tổng thống được ưa thích Franklin Roosevelt cũng trải qua nhiệm kỳ thứ 2 kém vui nhất vì phải đối đầu với Tòa án Tối cao khi các thẩm phán tuyên bố rằng một số chương trình trong chính sách Kinh tế mới (New Deal) vi hiến.

Nghề nguy hiểm

Tổng thống đương nhiệm B. Obama cũng suýt đối mặt với cái gọi là “lời nguyền nhiệm kỳ thứ 2” vào thời điểm cách đây 2 năm khi ông vấp phải những thách thức lớn với Đạo luật Y tế Obamacare hay rắc rối từ hậu quả của vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi - Libya.

Cựu cố vấn kinh tế của tổng thống là ông Lawrence H. Summers lúc bấy giờ chiêm nghiệm lại những nhiệm kỳ thứ 2 ngao ngán của nhiều người tiền nhiệm của ông Obama và cho rằng có lẽ nên xem xét lại ý tưởng thay đổi hiến pháp để mỗi tổng thống Mỹ chỉ có một nhiệm kỳ và kéo dài từ 4 năm lên 6 năm thì hơn. Tuy nhiên, tới nay, khi ngày khép lại nhiệm kỳ sắp cận kề, những câu chuyện về “lời nguyền” đó đang trở nên mờ nhạt khi nhiệm kỳ sau của vị tổng thống thứ 44 đánh dấu hàng loạt thành công đáng kể, từ những cải thiện về tình hình thất nghiệp, giảm tỉ lệ người dân Mỹ không có bảo hiểm y tế, những bước ngoặt ngoại giao về thương mại, biến đổi khí hậu, quan hệ với Cuba và chương trình hạt nhân Iran.

Theo khảo sát mới nhất vào tháng 9 của Washington Post - ABC News, tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Obama đã lên tới 58%, mức cao nhất so với mức 6 tháng sau khi ông nhậm chức nhiệm kỳ thứ 2. Nhiều tờ báo của Mỹ đã bắt đầu tự tin giật tít: Ông Obama đang phá vỡ “lời nguyền nhiệm kỳ thứ 2”. Ngay cả những nghị sĩ Cộng hòa khó tính cũng phải cho rằng khó có thể phủ nhận sự thành công của vị tổng thống của Đảng Dân chủ.

Không những thế, vị tổng thống 55 tuổi còn phá một kỷ lục đáng chú ý khác. Theo trang Quartz, khi Tổng thống Obama thức giấc vào ngày 28-10-2015, ông đã ghi một dấu mốc quan trọng vào lịch sử mà có thể nhiều người không biết. Ngày này đánh dấu 18.967 ngày kể từ khi một vị tổng thống Mỹ gần nhất chết khi còn tại vị, tức là nước Mỹ vừa vượt qua thời kỳ dài nhất không mất người đứng đầu vì bị ám sát hay bệnh tật.

Có thể nói tổng thống Mỹ là vị trí quyền lực bậc nhất trên thế giới nhưng cũng là “chiếc ghế” đầy hiểm nguy. Theo số liệu thống kê vào năm 2014 về số vụ tử vong khi đang làm việc của Ủy ban Thống kê Lao động Mỹ (BLS), nghề mộc đứng đầu danh sách này với 111 trên 100.000 tiều phu tử vong khi hành nghề, chiếm 0,111%. Tuy nhiên, con số này chẳng thấm vào đâu so với 19% các tổng thống Mỹ qua đời trong nhiệm kỳ (8 trong số 43 vị).

Chờ bà Clinton hóa giải

Một bài viết mới đây trên tờ San Jose Mercury (Mỹ) nói về cơ hội trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên của bà Hillary Clinton bất ngờ đề cập tới cái gọi là “lời nguyền James Buchanan”.

“Tổng cộng 6 tổng thống Mỹ từng kinh qua đời nghị sĩ rồi tới bộ trưởng nội các và người gần nhất là Tổng thống James Buchanan - rời Nhà Trắng vào năm 1861” - tờ báo cho biết. Đáng chú ý, ông Buchanan vừa là nghị sĩ Đảng Dân chủ trúng cử tổng thống vừa là cựu ngoại trưởng cuối cùng chiến thắng cuộc đua vào Nhà Trắng. Đây được cho là lời nguyền kép của thế kỷ XIX đang chờ bà Clinton - vốn là cựu nghị sĩ New York và từng giữ trọng trách ngoại trưởng - phá vỡ.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 4-11

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo