xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cải cách Myanmar gặp nhiều khó khăn

CAO TUẤN

Theo chuyên gia Gerhard Will, “xét về tính cân bằng, còn nhiều điều ít sáng sủa so với những gì ông Thein Sein đã làm trong 1 năm trước đây”

Hôm 20-5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp Tổng thống Myanmar Thein Sein ở Washington. Chuyến thăm tự nó là một thắng lợi mang tính biểu tượng song những khác biệt vẫn còn giữa hai nước.

img
Tổng thống Barack Obama (trái) và Tổng thống Thein Sein tại Hội nghị Cấp cao Đông Á ở Indonesia tháng 11-2011. Ảnh: AP

Chưa có người đứng đầu nhà nước nào ở Myanmar thăm Mỹ kể từ năm 1966, điều đó khiến cho cuộc gặp hôm đầu tuần này của ông Obama với Tổng thống Thein Sein trở thành cuộc gặp gỡ lịch sử. “Đối với ông Thein Sein, cuộc gặp là sự thừa nhận chính thức người đứng đầu Myanma mà từ lâu không hề có” - chuyên gia về châu Á Gerhard Will từ Học viện Quốc tế và những vấn đề an ninh Đức ở Berlin (SWP) nhận xét.

Sự thay đổi quan điểm của Washington  về đất nước của ông Thein Sein cũng được phản ánh qua việc dùng từ “Tổng thống Myanmar” trong một văn kiện chính thức. Cho tới lúc này, Mỹ từ chối dùng tên “Myanmar” được chính phủ quân sự nước này đưa vào sử dụng trên 2 thập niên trước đây, thay vào đó, Mỹ nói đến thành viên các nước Đông Nam Á này bằng cái tên thời thực dân Anh - Burma.

Zeya Thu, Phó Tổng Biên tập nhật báo tư nhân tiếng Miến Điện The Voice, nghĩ rằng thái độ của Mỹ là một dấu hiệu thừa nhận dù Mỹ có ý định dùng từ Myanmar chỉ trong những ngữ cảnh nhất định như một người phát ngôn Nhà Trắng nhấn mạnh.
Mỹ nhắm đến việc mở rộng không chỉ như một chiến dịch ủng hộ đối với nước này mà còn khuyến khích những bước đi xa hơn trong tiến trình cải cách đã bắt đầu ở Myanmar năm 2010. Như một cách bày tỏ thiện chí, chính phủ Myanmar đã trả tự do cho 23 tù nhân chính trị vài ngày trước chuyến thăm được hoạch định của tổng thống.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Gerhard Will, “xét về tính cân bằng, còn nhiều điều ít sáng sủa so với những gì ông Thein Sein đã làm trong 1 năm trước đây. Tiến trình cải cách có lẽ không dừng lại nhưng khó tránh khỏi những nguy hiểm đáng kể”. Đặc biệt, các mối đe dọa đó bao gồm những cuộc xung đột sắc tộc và bạo lực vì động cơ tôn giáo ở Myanmar. Chiến sự đang diễn ra ở các bang miền Bắc là Kachin và Shan.
Các khu vực khác cũng nổ ra những cuộc hỗn chiến giữa quân đội Myanmar và các nhóm đối lập. Bạo lực tôn giáo là mối nguy lơ lửng. Những cuộc xung đột giữa đa số tín đồ Phật giáo và thiểu số người Hồi giáo Rohingya đã dẫn đến cái chết của 180 người và hơn 100.000 người khác phải rời bỏ nhà cửa chỉ riêng năm 2012... Tất cả đưa đến hệ quả là những cuộc thương lượng hòa bình luôn rơi vào tình thế cam go.

 Hơn thế nữa, tình trạng bất ổn tăng lên trong nội bộ nhân dân khi họ nhận thấy có ít lợi ích từ các cuộc cải cách. Nhà nhiếp ảnh Thun Lynn ở Yangon nói với hãng tin Đức Deutsche Welle: “Tôi ủng hộ tiến trình minh bạch nhưng điều duy nhất thay đổi đối với tôi cho đến lúc này là tiền cho thuê căn hộ của mình giữa TP Yangon tăng gấp 3 lần”.

Mặt khác, đối với người dân Myanmar, vấn đề kinh tế đóng vai trò quyết định. Cũng như thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi, người đã đi thăm châu Âu và Mỹ trong năm 2012, Tổng thống Thein Sein trong chuyến đi này sẽ cố gắng khuyến khích đầu tư. Nhưng nhà báo Zeya Thu chắc chắn rằng Mỹ trước hết phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Myanmar. Cộng đồng doanh nghiệp và các chính khách cũng muốn vậy.

Trong quá khứ, Mỹ đã chỉ trích không khoan nhượng đối với Myanmar. Còn bây giờ, nhiều người tin rằng Nhà Trắng đã gửi tín hiệu cho thấy chính phủ Myanmar đang đi đúng hướng dù đối mặt với không ít khó khăn.

ASEAN ngày càng đóng vai trò lớn

Gerhard Will tin rằng Mỹ cũng hy vọng giành được nhiều ảnh hưởng hơn trong khu vực, nơi Trung Quốc đang ngày càng gia tăng các hoạt động lấn lướt. Đối với Mỹ, Myanmar là tất cả những lợi ích địa chiến lược kích thích sự ganh đua của Washington và Bắc Kinh. Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đóng vai trò ngày càng lớn như một lực lượng đối trọng với Trung Quốc và dường như Mỹ đã thấy được điều đó trong những năm gần đây. Hơn nữa, Myanmar sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2014.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo