xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Châu Âu chọc giận Nam Mỹ vì Snowden

MỸ NHUNG

“Nếu châu Âu làm quá, Tổng thống Barack Obama hoàn toàn có thể trưng ra bằng chứng nước “X” ở châu Âu cũng do thám Mỹ”

Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 3-7 (giờ địa phương), chiếc máy bay Falcon chở Tổng thống Bolivia Evo Morales cất cánh khỏi sân bay quốc tế Vienna - Áo về nước sau nhiều giờ bị ách lại. Có thể máy bay sẽ bay qua không phận Tây Ban Nha do chính phủ nước này đã thông báo mở cửa không phận, theo thông tin do Tổng thống Áo Heinz Fischer công bố.
 
Trước đó, chiếc máy bay cất cánh từ Moscow - Nga tối 2-7 và bị Pháp, Bồ Đào Nha từ chối cho bay qua không phận vì nghi ngờ trên máy bay có Edward Snowden, cựu điệp viên đang bị Mỹ truy lùng vì tiết lộ các thông tin tình báo mật. Tiếp đó, đến lượt Ý và Tây Ban Nha cũng cản đường khiến máy bay phải chuyển hướng và hạ cánh xuống Vienna vào sáng 3-7.
 
Theo giới chức Bolivia, thậm chí Tây Ban Nha còn đòi lục soát máy bay nếu muốn mượn đường qua nước này nhưng bị khước từ. Sau đó, giới chức Áo đã kiểm tra hộ chiếu của từng người và được phép lục soát máy bay. Tuyên bố của họ trùng khớp với phản ứng của Bolivia: Không hề có Snowden trên máy bay!
 
img
Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino (phải) trong cuộc họp báo ngày 3-7. Ảnh: EBU
 
Sự việc khiến ông Morales tức giận nói với các phóng viên tại sân bay Vienna: “Tôi không phải tội phạm!”; còn Phó Tổng thống Alvaro Garcia tố cáo tổng thống của mình “bị chủ nghĩa đế quốc bắt cóc”. Cũng có mặt trên máy bay, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bolivia Ruben Saavedra giận dữ: “Chúng tôi ngờ rằng Pháp và Bồ Đào Nha đã bị Mỹ thao túng để đe dọa tính mạng của Tổng thống Evo Morales”.
 
Nhiều nước Nam Mỹ khác cũng “sôi gan”. Tổng thống Morales kể: “Maduro (Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro - NV) đã gọi cho tôi và nói đang tìm một phương tiện pháp lý để chấm dứt hành động không tặc này. Thật sự, tôi cũng không biết nên gọi tình huống này thế nào”.
 
Trên Twitter, Tổng thống Argentina Cristina Kirchner viết: “Mọi người điên cả rồi. Người đứng đầu quốc gia và máy bay chở ông được miễn trừ ngoại giao hoàn toàn. Hành động kiểu này chưa từng có tiền lệ”. Không dừng lại ở chia sẻ, Tổng thống Ecuador Rafael Correa kêu gọi Liên đoàn Các quốc gia Nam Mỹ (Unasur) “hành động”. Ông hô hào trên Twitter: “Đây là thời khắc quyết định cho Unasur! Chúng ta đều là người Bolivia!”. Cuba cũng góp lời với thông cáo của Bộ Ngoại giao: “Hành động không thể chấp nhận và không thể biện minh này xúc phạm toàn thể Mỹ Latin và khu vực Caribbean”.
 
Càng rắc rối hơn khi báo The Guardian (Anh) dẫn lời các quan chức Pháp và Tây Ban Nha giấu tên nói 2 nước không hề đóng cửa không phận và cũng “không hiểu vì sao giới chức Bolivia lại nói ngược lại”.
 
Phía Mỹ vẫn giữ im lặng trước toàn bộ những chuyện ồn ào này. Nhưng qua đó cho thấy tình thế hiện nay của Snowden rất tối tăm. Tính đến nay, trong số 20 đơn xin tị nạn (trừ Nga), đã có 12 nước từ chối, gồm 5 nơi từ chối thẳng thừng là Phần Lan, Brazil, Ba Lan, Ấn Độ, Đức và 7 nơi tuyên bố chỉ nhận đơn trên lãnh thổ của mình là Tây Ban Nha, Na Uy, Ecuador, Áo, Iceland, Ireland, Thụy Sĩ. Những nước còn lại chưa lên tiếng gồm Bolivia, Trung Quốc, Cuba, Pháp, Ý, Hà Lan, Nicaragua.
 
Ngoài Bolivia tỏ ra sẵn lòng cho tị nạn, Snowden có lẽ chỉ còn trông chờ được ở Venezuela. Trả lời đài Russia Today (Nga), Tổng thống Maduro vẫn cho rằng “bảo vệ Snowden cũng tức là bảo vệ hòa bình” nhưng lại nói quyết định cho Snowden tị nạn hay không thuộc về người dân Venezuela.
 
Trong một diễn biến khác, ngày 2-7, cựu quan chức Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Scheuer khẳng định: “Chúng tôi luôn biết rõ nước nào đang do thám chúng tôi. Nếu châu Âu làm quá, Tổng thống Barack Obama hoàn toàn có thể trưng ra bằng chứng nước “X” ở châu Âu cũng do thám Mỹ”.
 

Phát hiện máy nghe lén tại Đại sứ quán Ecuador ở Anh

Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino ngày 3-7 cho biết đã phát hiện một thiết bị nghe lén trong đại sứ quán nước này tại London - Anh, nơi nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đang ẩn náu.

Theo đài Russia Today, ông Patino cho biết Ecuador sẽ sớm công bố người cài đặt, nguồn gốc của thiết bị phát hiện trong một cuộc tìm kiếm định kỳ trước chuyến thăm của ngoại trưởng Ecuador tới London hôm 16-6. Ngoại trưởng Ecuador tuyên bố ông sẽ tham khảo ý kiến của Tổng thống Rafael Correa về chuyện này và yêu cầu các bên liên quan đưa ra lời giải thích.
 
Trước mắt, ông chưa cung cấp gì thêm ngoài việc tiết lộ thiết bị nghe lén đặt trong văn phòng của Đại sứ Ana Alban. “Thiết bị nghe lén được dùng để thu thập mọi thông tin trong văn phòng đại sứ. Chúng tôi đã giữ kín chuyện đó vì không muốn làm ảnh hưởng đến chuyến viếng thăm đại sứ quán” - ông Patino nói.

 Huệ Bình

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo