xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiến tranh sạch

NGUYỄN CAO

Chiến tranh giữa Israel và Palestine không chỉ là chuyện bom rơi đạn nổ mà còn là một cuộc chiến truyền thông khốc liệt trên mạng internet

Chiến tranh tâm lý thời nào cũng có nhưng ngày nay, với sự phổ biến của các trang mạng xã hội, nó mang một diện mạo mới. Một cuộc chiến không có bom đạn nên không có người chết hay bị thương nhưng tác động rất mạnh đến tinh thần. Vì  vậy, nó được xem là một dạng chiến tranh sạch.

Tranh thủ “trái tim và khối óc”

Cuộc chiến 8 ngày mà quân đội Israel (Tsahal, theo tiếng Do Thái) tiến hành ở Dải Gaza từ ngày 14  và kết thúc hôm 21-11 sau một thỏa thuận ngừng bắn là một ví dụ điển hình. Tất cả các trang mạng xã hội phổ biến nhanh như chớp: Facebook, Twitter, YouTube… cung cấp hình, video clip, tin nhắn đã được hai bên tận dụng tối đa để biện minh cho hành động của mình và kêu gọi sự đồng cảm.

Ngay từ đầu, nhà nước Israel tin rằng cuộc chiến tranh thủ “trái tim và khối óc” là một trong những chìa khóa của sinh tồn. Người khác gọi là “tâm lý chiến” hay “tuyên truyền” nhưng Israel gọi là “Hasbara”, tiếng Do Thái có nghĩa là “giải thích”. Israel giải thích với thế giới vì sao mình phải sinh tồn.

img

Ảnh Ahmed Jabari trên mạng Twitter của Bộ Quốc phòng Israel. Ảnh: IDF

Họ mô tả Israel là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố Palestine. Tham gia chiến dịch “Hasbara” có tổ chức nhà nước (quân đội, bộ ngoại giao…) và tổ chức phi chính phủ Israel. Trang web bộ ngoại giao chẳng hạn, có mục “Israel trong bom đạn”đưa hình ảnh người dân hoảng loạn tìm nơi trú ẩn vì  tên lửa Hamas bắn vào lãnh thổ Israel, kèm theo số lượng tên lửa Grad của Hamas tấn công các đô thị nước này.
Cũng tại Bộ Quốc phòng Israel, theo nhật báo Pháp Le Monde, có cả một đội ngũ viết thuê đông đảo trên mạng Twitter bênh vực, tuyên truyền chính sách Israel bằng nhiều thứ tiếng. Tất cả đều có chung một giọng điệu, một lập luận sẵn sàng phản công mọi thông tin bất lợi cho Israel.

Mục “Israel trong bom đạn” cũng xuất hiện thường trực trên trang web tổ chức phi chính phủ “The Israel Project” với biểu đồ, hình ảnh tố cáo Hamas “khủng bố” dân lành Israel. Bằng cách này, Israel “nhân tính hóa” các chiến dịch quân sự ở Dải Gaza. Họ dùng hình ảnh đáng thương của thường dân Israel dưới bom đạn Hamas để đối trọng với hình ảnh binh lính trang bị vũ khí tận răng, xe tăng và máy bay hiện đại của mình tung hoành trên lãnh thổ Palestine.

Họ còn tận dụng truyền hình kỹ thuật số để khủng bố tinh thần Hamas. Ngày 14-11 vừa qua, cảnh trực thăng Israel tìm và diệt Ahmed Jabari, phó tư lệnh lực lượng vũ trang Hamas, đã được truyền hình trực tiếp trên mạng xã hội Twitter. Sau đó, video clip này cũng được chia sẻ trên YouTube. Ảnh chân dung Jabari bị đóng dấu “đã bị tiêu diệt” và những dòng chữ kể tội ác của ông này cũng được tung lên mạng nhằm giải thích tại sao Jabari phải chết.

14-11 cũng là ngày Israel mở đầu chiến dịch quân sự “Trụ cột phòng thủ” ở Dải Gaza mà họ giải thích là nhằm giải phóng người dân miền Nam Israel khỏi hiểm họa khủng bố bằng tên lửa của Hamas. Bộ Quốc phòng Israel đã dùng tài khoản Twitter @IDFSpokesperson - có 90.000 độc giả thường xuyên - để thông báo ngay trong ngày  chiến dịch này.

Sống trong sợ hãi

Hamas cũng sử dụng các mạng xã hội để giải thích hành động của mình và kêu gọi người Palestine ủng hộ họ trong cuộc chiến chống lại sự áp bức của Israel. Cũng giống như Israel, Hamas dùng mạng Twitter để thông tin thắng lợi quân sự của họ đồng thời khiêu khích địch. Lữ đoàn Alqassam, lực lượng vũ trang của tổ chức Hamas, cũng có tài khoản @Alqassam Brigade - có 9.000 độc giả - thường “ăn miếng trả miếng” với @IDFSpokesperson bằng tiếng Anh (để cả thế giới chú ý).

img

Hình ảnh người dân Gaza sau một vụ không kích của Israel trên một trang Facebook. Ảnh: G.N

Tuy nhiên, Hamas tỏ ra yếu thế trên Facebook. Cả tổ chức chính trị Hamas và Alqassam đều không có trang chính thức trên mạng xã hội lớn nhất thế giới này,  thật trái ngược với Israel. Trang Facebook của quân đội Israel ( 225.000 độc giả) thường xuyên mời người đọc chia sẻ quan điểm “Israel có quyền tự vệ”.

Trên mạng YouTube, cả Israel lẫn Hamas đều hoạt động rất tích cực, thường xuyên tung video clip tuyên truyền chính nghĩa của mình, nhất là tố cáo tội ác của đối phương. Tất cả đều không bằng những câu chuyện kể của người Palestine trên các mạng xã hội. Khác với luận điệu tuyên truyền, nhiều khi bất chấp sự thật của Israel và Hamas, những câu chuyện này rất thật, rất “phản chiến”.

Chẳng hạn như trang mạng Facebook của nghệ sĩ trẻ Abu Salana, 20 tuổi, sống ở miền Bắc Dải Gaza. Blog “Palestine dưới mắt tôi”của Abu kể lại cuộc sống của người dân Palestine mà Israel biến thành một “địa ngục trần gian”. Abu mô tả “bầu trời Dải Gaza bị máy bay chiến đấu Israel chiếm lĩnh. Hải quân Israel không ngừng nã đạn vào cư dân vùng biển. Chúng tôi bị bao vây tứ phía”.

Sáu giờ 20 phút thứ tư ,ngày 17-11, Abu viết: “ Lạy chúa! Đúng là một cuộc thảm sát! Một cuộc diệt chủng! Israel vừa ném bom xuống nhà 2  gia đình ở Labalia, cách nhà tôi không xa. Hơn 30 người chết. Chỉ có một phụ nữ sống sót. Giờ đây, trong tai tôi chỉ có tiếng còi xe cứu thương và tiếng bom nổ. Lạy chúa, hãy cứu lấy người dân Gaza! Trước đây, với tôi, bầu trời là biểu tượng của cái đẹp, của suy ngẫm. Giờ đây, nó trở thành biểu tượng của sự sợ hãi tột cùng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo