xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống béo phì kiểu Mỹ

Phương Võ

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng việc trẻ em bị béo phì không phải đều do các em tiêu thụ quá nhiều calorie

Một chương trình nghiên cứu với kinh phí 2 triệu USD vừa được tiến hành thí điểm tại 5 trường tiểu học ở bang Texas  (Mỹ) từ ngày 11-5 trong nỗ lực giảm tình trạng béo phì và cải thiện thói quen ăn uống của học sinh. Chương trình sử dụng camera và phần mềm nhận biết thức ăn để tính toán lượng calorie mà các em tiêu thụ sau mỗi bữa ăn trưa.

Phân tích thức ăn trên máy tính

Mỗi khay thức ăn có dán một mã vạch để giúp xác định danh tính học sinh. Sau khi các em chọn xong thức ăn, một camera sẽ chụp hình từng khay một. Khi buổi ăn kết thúc và các khay thức ăn được dọn dẹp, camera tiếp tục chụp hình những gì còn thừa lại trên đó. Một phần mềm máy tính sau đó sẽ phân tích những hình ảnh chụp trước và sau bữa ăn để tính toán lượng calorie tiêu thụ và giá trị của 128 chất dinh dưỡng khác. Phần mềm này nhận biết thức ăn bằng cách đo lường kích thước, hình dáng, màu sắc và độ dày của chúng.
 
img
Tiến sĩ Roger Echon và thiết bị phân tích thức ăn số. Ảnh: AP

Các bậc cha mẹ tham gia chương trình kéo dài 4 năm này sẽ nhận được dữ liệu về việc ăn uống của con tại trường. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng bằng cách biết được trẻ chọn ăn gì ở trường, các bậc cha mẹ sẽ có những thay đổi phù hợp đối với chế độ ăn uống của con ở nhà. Ngoài ra, những dữ liệu này còn được dùng để tìm hiểu xem học sinh thích ăn gì ở trường và ăn với số lượng bao nhiêu.

Đây là chương trình đầu tiên thuộc loại này ở Mỹ và do Bộ Nông nghiệp tài trợ. Camera sử dụng có kích thước của chiếc đèn pin bỏ túi, chỉ chụp hình thức ăn chứ không chụp hình học sinh. Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng 90% phụ huynh cho phép họ ghi lại những gì con mình đã ăn. Tiến sĩ Roger Echon, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe và xã hội tại San Antonio và là tác giả của phần mềm nhận biết thức ăn nói trên, cho biết: “Chúng tôi cố gắng tiến hành chương trình sao cho không ảnh hưởng đến bữa ăn của các em”.

Nghèo vẫn bị béo phì

Năm trường tiểu học được chọn tham gia dự án nằm tại hạt Bexar, nơi khoảng 33% trẻ em sống trong cảnh nghèo đang bị béo phì. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng việc trẻ em bị béo phì không phải đều do các em tiêu thụ quá nhiều calorie. Một nghiên cứu trước đây của Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe và xã hội cho biết 44% trẻ em tham gia cuộc nghiên cứu tiêu thụ lượng calorie dưới mức tối thiểu cần thiết hằng ngày, nhưng gần 1/3 số em này vẫn bị béo phì.

Trong một bữa ăn trưa tại Trường Tiểu học W W White có tham gia chương trình nghiên cứu nói trên hôm 11-5, Aaliyah Haley, 9 tuổi, chọn cho mình món gà enchiladas, cơm Tây Ban Nha, sữa sô-cô-la không béo và một quả táo. A. Haley nói: “Cháu thích những món ăn này vì chúng ngon và có lợi cho cháu”. Tuy nhiên, việc những món ăn tại trường thực sự tác động như thế nào đến sức khỏe học sinh là điều mà chương trình muốn làm rõ trong thời gian tới.            

Theo hãng tin AP, ông R. Echon vẫn đang hoàn thiện phần mềm của mình và hy vọng sẽ có một nguyên mẫu hoàn chỉnh trong năm học 2012-2013.  Cơ sở dữ liệu của phần mềm hiện có khoảng 7.500 loại thức ăn khác nhau. Ông Echon cho biết thêm rằng mình phải làm mọi thứ từ đầu do không có phần mềm nhận biết thức ăn nào được phát triển trước đây. Ông cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của những công nghệ lưu trữ dữ liệu về bữa ăn vì một số trẻ em có thể không nhớ và ghi lại chính xác những gì mình đã ăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo