xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ quan và mạo hiểm

ĐỖ CHUYÊN

Chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp tại Mali mang tên “Mèo rừng châu Phi” (Serval) từ 8 ngày nay đang được giới ngoại giao và quân sự quốc tế theo dõi sát với nhiều đánh giá bi quan nhiều hơn lạc quan.

Cuộc chiến tại Mali bùng nổ sau cuộc đảo chính quân sự của phe nổi dậy tháng 3-2012 lật đổ Tổng thống (TT) Amadou Toumani Touré dẫn đến hậu quả phiến quân Hồi giáo cực đoan ở miền Bắc Mali ồ ạt tấn công miền Nam đất nước. Tính đến ngày 18-1, Pháp đã điều động 1.400 quân trong tổng số 2.500 quân theo kế hoạch tới Mali để hậu thuẫn quân đội chính phủ chống phiến quân Hồi giáo.
 
Hãng Reuters nhận xét: “Tám tháng sau khi nắm quyền lãnh đạo  nước Pháp, chiến dịch can thiệp quân sự tại Mali - quốc gia vốn là thuộc địa của Pháp thế kỷ trước - là lần thử lửa đầu tiên của TT François Hollande trên cương vị tổng tư lệnh quân đội. Chiến dịch can dự của Pháp ở Mali được cho là có ý nghĩa quyết định đối với vai trò của Pháp ở châu Phi. Nước Pháp có thể được ghi công vì muốn giúp khôi phục trật tự ở châu Phi, song cũng có thể bị coi là “thực dân mới” ở châu lục mà Paris đang muốn xây dựng thành đối tác thương mại giàu tiềm năng”.
 
img
Xe quân sự Pháp triển khai trên bộ ở Mali. Ảnh: Reuters

TT Hollande đã kêu gọi tinh thần yêu nước, bảo vệ hơn 6.000 kiều dân Pháp ở  Mali nên được nhân dân đồng tình ủng hộ, ngay cả các đảng phái đối lập cũng không phản đối. Bộ Ngoại giao Pháp ra tuyên bố nêu rõ: Mối quan tâm hàng đầu của Paris hiện nay là sớm chuyển giao “cây gậy chỉ huy” trong cuộc chiến ở Mali cho các lực lượng Mali và quân đội các nước thuộc Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS). Theo lời kêu gọi của Pháp, một số nước thuộc cộng đồng này như: Niger, Nigeria, Senegal,  Burkina Faso đã đồng ý mỗi nước gửi 500 quân tới Mali để phối hợp tác chiến.

Theo tạp chí Africa xuất bản tại New York, cuộc can thiệp quân sự của Pháp và các nước Tây Phi tại Mali tuy có nhiều rủi ro nhưng hiện không có sự lựa chọn nào khác. Lực lượng khủng bố Al - Qaeda câu kết với phiến quân Hồi giáo ở miền Bắc Mali nếu không bị ngăn chặn kịp thời có thể tràn sang các nước lân cận và đe dọa sự ổn định của lục địa đen. Đó là lý do mà Pháp quyết định can thiệp quân sự tại Mali và được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc “bật đèn xanh”.

Tuy nhiên, theo Reuters, giới ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc có chung nhận định rằng có thể Pháp đã quá chủ quan, không lường được phiến quân Hồi giáo ở miền Bắc Mali mạnh hơn dự đoán khiến chiến dịch “Mèo rừng châu Phi” của quân đội Pháp hợp đồng tác chiến với quân chính phủ Mali gặp nhiều khó khăn. Một nhà ngoại giao cao cấp phương Tây giấu tên nói: “Họ được huấn luyện tốt hơn so với tính toán ban đầu của Pháp và đang chống trả quyết liệt hơn với dự tính”.

Báo The Guardian của Anh viết: “Pháp ban đầu chỉ xác định sẽ áp đảo bằng hỏa lực trên không để tạo điều kiện cho tác chiến trên bộ của quân đội Mali và các lực lượng ECOWAS. Nhưng Pháp quên một thực tế là quân đội Mali chưa từng giành chiến thắng chống quân phiến loạn Hồi giáo ở miền Bắc Mali kể từ thập kỷ 60 thế kỷ trước. Chưa có gì cho thấy Pháp giành thế áp đảo trong chiến dịch trên bộ”.

Cựu thủ tướng Pháp Dominique de Villepin bày tỏ ý kiến với giới truyền thông: Pháp đang lao vào “cuộc chơi mạo hiểm”, thiếu tính mục đích thực tế, thiếu một đối tác bền vững ở Mali trong khi quân đội Pháp chiến đấu bên cạnh một quân đội Mali chia rẽ và một thể chế nhà nước yếu kém. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo