xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cú “hồi mã thương”

Cao Tuấn

Thắng hết cuộc bầu cử này đến cuộc bầu cử khác, những người Hồi giáo Ai Cập hứa hẹn đủ sức quản lý hiệu quả và thực hiện tầm nhìn chính trị Hồi giáo, đồng thời theo đuổi các nguyên tắc dân chủ. Thế nhưng, mọi thứ không như giấc mơ.

Mohamed Morsi là trụ cột của họ. Đây là nhân vật kỳ cựu của phong trào Anh em Hồi giáo, nhóm Hồi giáo chính trị từng trải và thanh thế nhất trong vùng, đã trở thành tổng thống được bầu chọn tự do đầu tiên của Ai Cập.

Âm ỉ mãi cho đến gần đây, trong biển người cuồn cuộn giận dữ suốt 1 tuần, một bộ phận tiêu biểu của nhân dân Ai Cập đòi Morsi ra đi. Đó là những gì khiến cho việc quật ngã ông sau vỏn vẹn 1 năm cầm quyền trở thành đòn mạnh giáng xuống phong trào Hồi giáo ở nhiều mức độ và nhiều nơi, không chỉ ở Ai Cập mà còn khắp thế giới Ả Rập.

Morsi, cùng nhóm Anh em Hồi giáo và các đồng minh cứng rắn của họ, nói rằng họ xử sự bằng các nguyên tắc dân chủ, chỉ bị buộc phá lệ bởi những người chống đối vốn không thể xử sự giống họ.

img
Vẫn còn nhiều người ủng hộ Tổng thống bị truất phế Morsi và tổ chức Anh em Hồi giáo. Ảnh: Reuters

Nhưng đối với hàng triệu người Ai Cập tuần hành trên đường phố chống Morsi, những người Hồi giáo đã quay lưng với dân chủ khi quá mạnh tay với người đã từng mỉm cười với họ. Họ đang sử dụng chiến thắng trong các cuộc bầu cử để tập trung quyền lực trong tay Anh em Hồi giáo và đối xử với Ai Cập như thể đất nước này đã chấp nhận "Dự án Hồi giáo". Đó là cú "hồi mã thương"chấn động đánh vào giấc mơ của họ, tạo ra nỗi hoài nghi trong người Hồi giáo khắp vùng rằng Hồi giáo chính trị là phương thuốc cho những căn bệnh xã hội của họ.

Tổn thất đối với uy tín của họ lan rộng, từ Gaza - nơi các thủ lĩnh Hamas nhìn thấy ở Morsi một đồng minh mạnh mẽ - đến Tunisia, nơi một nhánh của phong trào Anh em Hồi giáo nắm giữ quyền lực. Nó cũng lan tỏa không khí bi quan đến những người Hồi giáo đang mưu cầu quyền lực tại Libya và Syria. Michael W. Hanna thuộc Quỹ Thế kỷ ở New York, bình luận: "Anh em Hồi giáo ở Ai Cập đang là một câu chuyện cảnh báo. Sự thể hiện không ra hồn của Morsi trong giai đoạn nắm quyền ngắn ngủi là một vấn đề về cách lãnh đạo và cai trị".

Điều trớ trêu là nhóm Anh em Hồi giáo biết rõ nguy cơ họ bị chìm khuất. Sau thất bại năm 2011 của Hosni Mubarak, nhóm này thề không tìm cách chi phối quốc hội và cũng không cử ứng viên cho chiếc ghế tổng thống. Họ còn biết sẽ bị phản ứng mạnh nếu lên nắm quyền hoặc vì lý do nào đó chèo lái một chính phủ không thể vực dậy nền kinh tế bệ rạc của Ai Cập.

Chính ông Morsi đã thừa nhận quyền lực đường phố khi ông cam kết trở thành tổng thống vì tất cả nhân dân. Hôm 30-6-2012, một ngày trước lễ nhậm chức tổng thống, ông nói với đám đông đang hoan hỉ: "Các bạn là nguồn của quyền lực và tính hợp pháp. Không có gì đứng trên ý chí của nhân dân". Ông Morsi đã nói một đằng nhưng làm một nẻo.

Giờ đây, khi người Ai Cập cân nhắc tương lai của họ, một điều nên đặt lên hàng đầu là tránh bạo lực, bởi nó có thể dìm đất nước vào một cuộc nội chiến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo