xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc khủng hoảng Boko Haram

NGÔ SINH

Nhiều chuyên gia nhận định Boko Haram không thể bị đánh bại trên chiến trường. Tổ chức này dường như lấy lại được sức mạnh sau khi bị càn quét

Boko Haram, tổ chức Hồi giáo vũ trang, đã tấn công cảnh sát, quân đội, các giáo sĩ đối thủ, các chính khách, trường học, tòa nhà tôn giáo, cơ quan công quyền và thường dân ở Nigeria, với tính đều đặn ngày càng tăng kể từ năm 2009.

Một số chuyên gia xem Boko Haram là tổ chức nổi dậy chống lại tệ nạn tham nhũng, các lực lượng an ninh chuyên lừa gạt và tạo ra tình trạng chênh lệch lớn về kinh tế giữa các khu vực ở đất nước Nigeria vốn đã bị bần cùng hóa.

Con đường dẫn đến cực đoan

“Thành tích” tàn bạo của Boko Haram không thể đếm xuể, chẳng hạn như vụ tấn công tự sát vào tòa nhà Liên Hiệp Quốc ở thủ đô Abuja năm 2011, nhiều vụ tấn công sát hại hàng chục học sinh, đốt phá làng mạc, liên hệ với các tổ chức khủng bố trong khu vực và vụ bắt cóc 276 nữ sinh gần đây…

Theo website CFR.org, chính phủ Nigeria vẫn không thể dẹp được phong trào nổi dậy này. Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2013 đã gọi Boko Haram là tổ chức khủng bố để tạo điều kiện cho Washington điều tra và truy tố các nghi can.

 

Thủ lĩnh Boko Haram Abubakar Shekau (giữa) tuyên bố y có kế hoạch đem bán các bé gái bị bắt cóc Ảnh: UNDERGROUND MAGAZINE

Thủ lĩnh Boko Haram Abubakar Shekau (giữa) tuyên bố y có kế hoạch đem bán các bé gái bị bắt cóc

Ảnh: UNDERGROUND MAGAZINE

 

Boko Haram được thành lập vào năm 2002 ở Maiduguri, thủ phủ bang Borno, Đông Bắc Nigeria bởi giáo sĩ Hồi giáo Mohammed Yusuf - nhân vật lãnh đạo một tổ chức thanh niên Hồi giáo cực đoan vào những năm 1990. Tổ chức này nhắm đến mục đích thành lập ở Nigeria một nhà nước hoàn toàn Hồi giáo, bao gồm cả việc thi hành luật hình sự Hồi giáo trên khắp đất nước này.

Paul Lubeck, giáo sư Trường Đại học California, chuyên gia nghiên cứu các xã hội Hồi giáo ở châu Phi, cho biết Yusuf là một Salafist (người theo trường phái tư tưởng kết hợp với thánh chiến) và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Ibn Taymiyyah, một học giả về pháp luật thế kỷ XIV chuyên thuyết giảng đạo Hồi truyền thống và là một nhân vật quan trọng đối với các tổ chức cực đoan ở Trung Đông.

Tổ chức này tự xưng là Jama’atu Ahlis Sunna Lidda’awati Wal-Jihad, tức “những người cam kết loan truyền giáo huấn của tiên tri và cuộc thánh chiến”. Tuy nhiên, tổ chức này được biết đến một cách rộng rãi với tên gọi là Boko Haram, nghĩa là “giáo dục phương Tây là tội lỗi”, để bày tỏ sự phản đối các khái niệm của Tây phương, như thuyết tiến hóa và thuyết “big bang”.

Trước năm 2009, tổ chức này không nhắm đến mục tiêu lật đổ chính phủ bằng con đường bạo lực. Yusuf chỉ trích những người Hồi giáo ở miền Bắc vì tham gia vào điều mà y xem là một nhà nước phi Hồi giáo bất hợp pháp và thuyết giảng học thuyết chủ trương rút lui. Thế rồi, những vụ đụng độ bạo lực giữa người Cơ đốc giáo và người Hồi giáo cũng như sự đối xử thô bạo của chính phủ đã khiến tổ chức này đi đến chỗ cực đoan hóa.

Tháng 7-2009, một cuộc nổi dậy vũ trang đã hình thành ở bang Bauchi và lan sang các bang Borno, Yobe, Kano sau khi cảnh sát mạnh tay do các thành viên Boko Haram từ chối tuân theo luật đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Sau đó, quân đội đã ra tay đàn áp và hậu quả là hơn 800 người tử vong.

Kết cục, Yusuf bị hành quyết và vụ này được trực tiếp truyền hình; cha vợ của y và nhiều thành viên khác của tổ chức cũng bị giết chết - các nhà hoạt động nhân quyền gọi đó là những vụ tử hình ngoại tụng.

Không thể đánh bại

Sau vụ bạo loạn năm 2009, Boko Haram thực hiện vô số vụ đánh bom tự sát và ám sát ở nhiều nơi, từ Maiduguri đến Abuja và đã tổ chức vụ phá ngục ở Bauchi, giải thoát hơn 700 tù nhân năm 2010.

Các vụ tấn công bạo lực tiếp tục leo thang và một số nhà phân tích chính trị đã nhìn thấy sự ảnh hưởng to lớn của Al-Qaeda in the Islamic Maghreb (AQIM) - tổ chức nổi dậy Hồi giáo theo dòng Sunni ở Algeria vốn tập trung vào hoạt động bắt cóc đòi tiền chuộc - một trong các hoạt động của Boko Haram.

Tháng 5-2013, Nigeria thành lập lực lượng đặc nhiệm chung giữa quân đội và cảnh sát để chiến đấu với Boko Haram và tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 3 bang Borno, Yobe và Adamawa ở miền Đông Bắc.

Động thái này đã đẩy những phần tử nổi dậy ra khỏi các thành phố. Tuy nhiên, các khu vực nông thôn vẫn bị tấn công. Những hành động khủng bố chống lại thường dân, như vụ sát hại 65 sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp ở bang Yobe tháng 9-2013 trong lúc họ ngủ, cưa đầu các tài xế xe tải và sát hại hàng trăm người trên đường đi ở miền Bắc Nigeria đã làm dấy lên mối nghi ngờ về khả năng của chính quyền trung ương trong việc kiểm soát lãnh thổ và làm gia tăng nỗi lo sợ về tình trạng bạo lực kéo dài ở nước này.

Các vụ tấn công của Boko Haram tăng mạnh trong năm 2014 và bạo lực đã quay lại thủ đô Abuja vào tháng 4-2014 trong vụ đánh bom trạm xe buýt làm chết gần 100 người. Sau đó, ngày 15-4, 276 nữ sinh ở Chibok, bang Borno, miền Đông Bắc Nigeria đã bị bắt cóc. Thủ lĩnh Boko Haram Abubakar Shekau tuyên bố y có kế hoạch đem bán các bé gái này.

Thực ra, Yusuf - nhân vật sáng lập Boko Haram - đã không hoàn toàn nắm quyền kiểm soát tổ chức này và sau khi y bị hành quyết, những kẻ theo y đã chia nhỏ thành 5 phe đảng. Phe của Abubakar Shekau, thủ lĩnh của Boko Haram ngày nay, từng là phó tướng của Yusuf, tập trung vào việc đấu tranh với chính quyền Nigeria ở Borno trong khi các đơn vị khác mở rộng những vụ tấn công ở Nigeria và hoạt động có chừng mực ở các nước Cameroon và Niger láng giềng.

Nhiều chuyên gia nhận định Boko Haram không thể bị đánh bại trên chiến trường. Tổ chức này dường như lấy lại được sức mạnh sau khi bị càn quét, có những loại vũ khí tốt hơn và điều động được nhiều chiến binh hơn bao giờ hết. Thống đốc bang Borno Kashim Shettima thừa nhận: “Boko Haram được trang bị tốt hơn và có động cơ tốt hơn binh sĩ của chúng tôi. Căn cứ vào tình hình hiện tại, chúng tôi tuyệt đối không thể đánh bại Boko Haram”.

 

Ra đời do chính quyền yếu kém

Nhà phân tích Nigeria Chris Ngwodo nhấn mạnh: “Tổ chức Boko Haram nổi lên là dấu hiệu cho thấy các yếu tố cực đoan kéo dài vốn tồn tại sâu trong lòng xã hội ở Bắc Nigeria đã chín muồi. Thế nhưng, bản thân tổ chức này là kết quả chứ không phải là nguyên nhân; nó là dấu hiệu về sự tồn tại một chính phủ thất bại trong suốt nhiều thập kỷ và sự chểnh mảng của giới cầm quyền cuối cùng đã dẫn đến một xã hội rối loạn”.

 

Kỳ tới: Mối quan hệ với Bin Laden

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo