xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đảng cầm quyền và quân đội “đụng độ” vì bà Suu Kyi

H.Bình (Theo Reuters)

(NLĐO) – Thượng viện Myanmar ngày 1-4 thông qua dự luật tăng cường quyền lực cho bà Aung San Suu Kyi với vai trò cố vấn đặc biệt của nhà nước bất chấp sự phản đối của các nghị sĩ do quân đội chỉ định.

Dự luật này sẽ cho phép bà Suu Kyi giữ vị trí quyền lực tối cao, điều phối các bộ trưởng cũng như có khả năng tác động đến sự điều hành đất nước.

Như vậy, dự luật góp phần giúp bà Suu Kyi phá vỡ hiến pháp được viết ra dưới chính quyền cũ, ngăn cản bà lãnh đạo Myanmar bởi 2 người con trai của bà không phải là công dân Myanmar.

Bà Suu Kyi từng xem những điều khoản hiến pháp là “ngớ ngẩn” và nói rằng sẽ điều hành đất nước sau khi bà đưa đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11 năm ngoái.

 


Tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw và lãnh đạo đảng NLD Aung San Suu Kyi Ảnh: REUTERS

Tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw và lãnh đạo đảng NLD Aung San Suu Kyi Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, quan điểm của các nghị sĩ thuộc quân đội khẳng định việc bổ nhiệm bà Suu Kyi làm cố vấn nhà nước là trái hiến pháp và hết lời phản đối dự luật. Họ cho rằng vị trí cố vấn nhà nước tập trung quá nhiều quyền lực trong tay một người, thiếu sự kiểm soát và cân bằng.

Đại tá Myint Swe bày tỏ lo ngại dự luật của chính phủ mới sẽ đặt Tổng thống ngang hàng với cố vấn nhà nước và “điều này là vi hiến”.

Mặc dù gặp kháng cự từ quân đội, dự luật đã được Thượng viện thông qua và chuyển sang Hạ viện để thông qua vào ngày 4-4 tới. Sau đó, dự luật cần được cả hai viện phê chuẩn trong một phiên họp toàn thể trước khi trở thành luật. Tuy nhiên, NLD chiếm đa số ở cả hai viện nên không cần sự chấp thuận từ quân đội để thông qua dự luật. Hiện quân đội đang giữ 1/4 số ghế trong Quốc hội Myanmar. Nghị sĩ NLD Thiri Yadana cho rằng “sẽ có những cuộc đối đầu giữa nghị sĩ NLD và các nghị sĩ thuộc quân đội trong tương lai”.

"Bà Suu Kyi được bổ nhiệm vào làm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar. Ngoài ra, bà San Suu Kyi còn kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống, Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Điện lực và Năng lượng. Như vậy, việc giữ thêm vai trò cố vấn đặc biệt của nhà nước sẽ khiến bà Suu Kyi “gặp nhiều khó khăn để làm tròn mọi vai trò” - ông Richard Horsey, nhà phân tích chính trị độc lập tại TP Yangon, nhận xét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo