xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đằng sau chuyện không phận

Thu Hằng

Chuyện Thổ Nhĩ Kỳ nổi giận với máy bay Nga ở sát biên giới Syria vốn chẳng còn xa lạ. Trước khi thẳng tay bắn hạ chiếc Su-24 của Nga hôm 24-11, nước này đã ít nhất 2 lần tố cáo máy bay Nga xâm phạm không phận. Ankara cũng từng bắn hạ máy bay Syria bị cáo buộc vượt biên giới.

Ngoài lý do Su-24 xâm phạm lãnh thổ, đằng sau vụ việc còn có những yếu tố thầm kín mà Thổ Nhĩ Kỳ không muốn nói đến. Theo trang Vox, từ tuần trước, Ankara đã bắt đầu đứng ngồi không yên khi nhóm nổi dậy Turkmen bị Nga không kích.

Đây là nhóm dân tộc thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria được Ankara hậu thuẫn đáng kể về quân sự, đặc biệt là vũ khí, nhằm chống lại Tổng thống Bashar al-Assad. Tờ Telegraph (Anh) cho rằng có thể đây mới là lý do dẫn tới sự việc kịch tính ngày 24-11.

Chuyên gia nghiên cứu Trung Đông và châu Phi thuộc Hội đồng Đối ngoại Mỹ (CFR) Steven Cook nói rằng nhóm nổi dậy Turkmen là quân bài Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng để thực hiện nhiều mục đích và động thái khai hỏa lần này là thông điệp mạnh gửi tới Nga.

Thêm vào đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện ở 2 bên chiến tuyến trong cuộc xung đột tại Syria: Moscow ủng hộ Tổng thống Assad, còn Ankara kêu gọi lật đổ ông này.

 


Tay súng nhóm Turkmen cùng vũ khí tại tại làng Yamadi, gần biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ

Ảnh: REUTERS

Tay súng nhóm Turkmen cùng vũ khí tại tại làng Yamadi, gần biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ

Ảnh: REUTERS

 

Một yếu tố khác nhạy cảm không kém là “một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích tài chính trực tiếp trong việc buôn bán dầu với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS)”, theo cáo buộc của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm 25-11.

Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin giải thích IS kiếm lợi hàng trăm triệu USD từ buôn lậu dầu khí qua đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và chiến đấu cơ Nga chỉ bắn phá các xe chở dầu của IS chứ không hề đe dọa lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới đây, cựu quan chức Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Kiriakou cũng khẳng định phần lớn lượng dầu lậu của IS được tuồn qua Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực của người Kurd. “Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh của Mỹ, chính quyền của họ không buôn dầu với IS nhưng có thể nhiều phần tử tham nhũng trong quân đội hay các quan chức địa phương ở Tây Nam nước này đã nhúng chàm” - ông Kiriakou nhận định.

Sự manh động của Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra vào thời điểm khá nhạy cảm. Thảm họa máy bay chở khách của Nga rơi tại bán đảo Sinai của Ai Cập hồi tháng trước vừa mở ra bước ngoặt trong khả năng Nga bắt tay với Pháp và Mỹ để chống IS. Thế nhưng, sự liên kết này có nguy cơ bị hủy hoại bởi một vụ rơi máy bay Nga khác.

Nhiều nhà phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ ra tay bắn máy bay Nga nhằm tranh thủ sự ủng hộ của NATO trước kịch bản khối này nhích lại gần Moscow trong cuộc chiến chống IS. Nếu đúng vậy thì như ông Jurgen Rose, trung tá Đức về hưu, bình luận trên trang Sputnik: “Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đâm sau lưng Nga mà còn hại lây cả NATO và liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo