xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đớn và phẫn nộ

HUỆ BÌNH

Đã tròn 1 năm kể từ khi xảy ra thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau như càng tăng thêm khi vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp

Hàng trăm người thân của các nạn nhân trong thảm họa chìm phà Sewol ngày 15-4 bắt đầu tổ chức các hoạt động tưởng nhớ trên vùng biển mà tai nạn thương tâm xảy ra.

Quá sức chịu đựng

Cầu tàu chính ở bến cảng Paengmok trên đảo Jindo - Hàn Quốc được buộc thêm những dải băng vàng, thông điệp hy vọng viết tay cùng hàng trăm biểu ngữ, ảnh chụp dọc lối đi. Những người tới đây đều để lại thiệp cùng đồ ăn để tưởng nhớ nạn nhân.

Bên cạnh đó, một lễ tưởng niệm diễn ra trên chiếc tàu ở gần nơi Sewol gặp nạn ngoài khơi đảo Jindo hôm 16-4-2014. Giữa biển trời mênh mông, hàng chục gia đình mang theo hoa và kỷ vật của người ra đi.

 

Người thân tưởng nhớ các nạn nhân vụ chìm phà Sewol Ảnh: REUTERS
Người thân tưởng nhớ các nạn nhân vụ chìm phà Sewol Ảnh: REUTERS

 

Theo kênh Channel NewsAsia, dì của Chun Da-yun (1 trong số 9 người còn mất tích) thay mặt gia đình đến viếng cháu. Cha mẹ Da-yun một mực không chịu đi vì chuyện đó quá sức chịu đựng của họ. “Chúng tôi tin rằng con bé còn mắc kẹt bên trong phà. Chiếc phà phải được trục vớt để chúng tôi đưa cháu về nhà” - người dì nói.

Khi gió lạnh thốc vào mặt, không ít ông bố bà mẹ ước rằng vào ngày định mệnh ấy, trời không lạnh như lúc này. “Tôi nghĩ về cái lạnh mà con trai phải chịu hôm đó. Tôi đang ủ ấm mình với quần áo kín bưng, còn cháu lúc đó chắc là vừa hoảng sợ vừa run rẩy” - một người cha nói trong lúc nhìn ra ngoài khơi xa.

Tại Trường Trung học Danwon ở TP Ansan, nơi mất hàng trăm học sinh, nhiều lớp học trở thành nơi tưởng niệm. Gia đình và bạn bè nạn nhân ghé đến đây để lại hoa, ảnh chụp và lời tiếc thương trên tấm bảng đen. Dãy hành lang đầy những hộp hạc giấy và ruy băng màu vàng. Đây đó, người ta bắt gặp khi thì chiếc bánh sinh nhật con con, khi thì túi khoai tây chiên hay lon soda trên bàn học. Một người cha nói rằng ông đến trường, ngồi vào chiếc ghế của con hầu mong tìm lại chút mùi hương thân thuộc nhưng dường như vô vọng.

Một năm sau thảm kịch, theo Reuters, nhiều bậc phụ huynh vẫn giữ nguyên phòng ngủ của các con, không nỡ bỏ đi bất cứ vật dùng nào, từ thú nhồi bông, sách vở đến áo quần. Chiếc giường ngủ được chuyển khỏi phòng của cậu học trò Kim Dong-hyuk nhưng những thứ còn lại vẫn nguyên vẹn. Ngoài chiếc giường, thay đổi duy nhất khác là có thêm bức chân dung của cậu bé 16 tuổi trong phòng. “Tôi nói chuyện với nó qua ảnh nhưng không dám nhìn vào mắt của Dong-hyuk vì tôi vẫn còn rất đau đớn” - ông bố nói.

Áp lực đè nặng lên chính phủ

Theo AP, gia đình các nạn nhân dọa tẩy chay buổi lễ tưởng niệm trong ngày 16-4 nếu chính phủ không lập tức cam kết trục vớt phà Sewol - một chiến dịch ước tính tốn đến 110 triệu USD. Ngoài ra, hàng chục gia đình còn dựng lều tạm ở quảng trường Gwanghwamun để gây áp lực buộc chính phủ điều tra tới cùng vụ thảm kịch.

Một bản kiến nghị được đưa ra khắp Hàn Quốc với 5 mục tiêu chính: tìm 9 nạn nhân vẫn mất tích, trục vớt phà Sewol mà không làm hư hại tới nó, điều tra nguyên nhân thảm kịch, trừng phạt những người chịu trách nhiệm và xây dựng một xã hội an toàn hơn.

Ông Yang Seung-ham, giáo sư thuộc Trường ĐH Yonsei tại thủ đô Seoul, nhận định những cải tổ hời hợt của chính phủ sau vụ tai nạn - như việc Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tuyên bố giải tán lực lượng bảo vệ bờ biển - khó lòng ngăn chặn thảm họa tương tự. Nhiều gia đình nạn nhân đến giờ vẫn từ chối nhận bồi thường và cho rằng tiền không phải là mối quan tâm chính. Chính phủ Hàn Quốc thông báo bồi thường 380.000 USD/nạn nhân.

Vụ chìm phà Sewol là một trong những thảm họa hàng hải tồi tệ nhất ở Hàn Quốc trong vài thập kỷ qua. Phà gặp nạn khi chở theo 476 người, gồm 325 học sinh của Trường Trung học Danwon. Chỉ có 75 người sống sót. Hơn 50 người bị đưa ra xét xử, trong đó có 15 thành viên thủy thủ đoàn bỏ trốn khỏi phà. Thuyền trưởng lãnh 36 năm tù giam, còn 3 thủy thủ cấp cao khác bị tuyên án từ 15-30 năm tù.

 

Nỗi ám ảnh của thợ lặn

Không chỉ các gia đình nạn nhân, nhiều thợ lặn chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư không thể nào quên thảm kịch Sewol. Hai thợ lặn thiệt mạng trong quá trình tìm kiếm nạn nhân. Thợ lặn Kim Kwan-hong và những đồng nghiệp của mình cho đến giờ vẫn bị ám ảnh sau khi đối mặt những thi thể bị thối rữa. Còn thợ lặn Kim Dong-soo bị chấn thương tâm lý nặng nề và từng tìm cách tự sát vì mặc cảm tội lỗi chỉ cứu sống được 10 người.

Cảnh sát cho hay ông Kim cũng như những thợ lặn khác phải chịu thiệt hại về tinh thần, thể chất lẫn tài chính do thiếu sự hỗ trợ của chính phủ sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu hộ.

X.Mai

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo