xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Định đoạt số phận bà Yingluck

HUỆ BÌNH

Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra có bị cách chức hay không, phải chờ phán quyết của Tòa án Hiến pháp Thái Lan vào trưa 7-5

Bà Yingluck xuất hiện trước Tòa án Hiến pháp ở Bangkok hôm 6-5 để tự bào chữa đối với cáo buộc lạm quyền trong quyết định điều chuyển công tác Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Thawil Pliensri vào năm 2011.

Khi đó, phe đối lập cho rằng quyết định này nhằm làm lợi cho gia tộc Shinawatra bởi nhờ đó mà ông Priewpan Damapong, em rể của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, ngồi được vào ghế cảnh sát trưởng quốc gia.

“Tôi không vi phạm bất cứ quy định nào. Tôi không hưởng lợi gì từ việc bổ nhiệm này” - bà Yingluck nhấn mạnh. Nữ thủ tướng khẳng định quyết định trên hoàn toàn vì lợi ích của Thái Lan. Ông Charoon Intachan, Chủ tịch Tòa án Hiến pháp, cho biết 9 thành viên của tòa đã nghe đủ các bằng chứng và sẵn sàng ra phán quyết.

Nếu bị kết tội, bà Yingluck có thể phải từ chức và bị cấm tham gia chính trị trong 5 năm. Trong trường hợp này, các bộ trưởng của bà Yingluck cảnh báo phe “Áo đỏ” chắc chắn sẽ xuống đường. Họ đang chuẩn bị cho một cuộc biểu tình lớn ở thủ đô vào ngày 10-5. Phe chống chính phủ vẫn tập trung ở Bangkok nên nhiều người lo ngại sẽ có đụng độ đẫm máu. Ít nhất 25 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương do bạo lực liên quan đến biểu tình trong 6 tháng qua.

 

Thủ tướng Yingluck Shinawatra xuất hiện ở Tòa án Hiến pháp ngày 6-5 Ảnh: THE BANGKOK POST

Thủ tướng Yingluck Shinawatra xuất hiện ở Tòa án Hiến pháp ngày 6-5

Ảnh: THE BANGKOK POST

 

Đó là lý do mà Reuters nhận định phán quyết của Tòa án Hiến pháp sẽ tác động mạnh tới cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Một số chuyên gia pháp lý cho rằng cả nội các phải ra đi nếu bà Yingluck mất chức.

Tuy nhiên, Đảng Pheu Thai cho rằng có thể chọn lại thủ tướng tạm quyền từ 5 phó thủ tướng. “Chẳng có lý do gì để cả nội các phải ra đi cùng bà ấy. Làm vậy giống như hành quyết kép” - ông Noppadon Pattama, cố vấn pháp lý của ông Thaksin, nói.

Nhiều người chỉ trích Tòa án Hiến pháp vội vàng trong việc xem xét vụ kiện lạm quyền nhằm vào bà Yingluck, đồng thời nhận định các phán quyết trước đó thể hiện sự thành kiến của tòa này đối với nhà Shinawatra. Họ cũng lo ngại các thẩm phán bị tác động bởi người biểu tình chống chính phủ.

Phó Thủ tướng Phongthep Thepkajana nói: “Tôi rất ngạc nhiên vì các thẩm phán chỉ dành ra một ngày để cân nhắc trước khi công bố phán quyết”. Bên cạnh cáo buộc lạm quyền, bà Yingluck còn đang đối mặt với cáo buộc thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá lúa gạo cho nông dân.

Cách đây không lâu, chính phủ của bà Yingluck thông báo sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới vào ngày 20-7 song không nhận được sự ủng hộ của phe đối lập. Trong kiến nghị giải quyết bế tắc chính trị, lãnh đạo Đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva cho rằng bà Yingluck và chính phủ nên từ chức, mở đường cho việc thiết lập chính phủ trung lập. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo