xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổi chiều quan hệ

Hoàng Phương

“Trong 25 năm qua, quan hệ giữa chúng ta phát triển tốt đẹp và tình hữu nghị giữa 2 nước chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này” - Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam tóm tắt về kỷ nguyên vàng trong quan hệ với Trung Quốc nhân dịp thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm ngoái.

Tuy nhiên, nhà báo Peh Shing Huei, từng là trưởng văn phòng của tờ The Straits Times (Singapore) tại Bắc Kinh, nhận định kỷ nguyên như thế không còn nữa sau cuộc khẩu chiến công khai hiếm hoi mới đây quanh vấn đề biển Đông.

Thay vào đó, một “sự bình thường mới” trong quan hệ Singapore - Trung Quốc đang bắt đầu, xuất phát từ sự qua đời của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu năm ngoái, sự trỗi dậy không còn “hòa bình” của Trung Quốc và sự lấn tới của Bắc Kinh ở biển Đông. Trong số này, biển Đông trở thành vấn đề ngày càng gai góc dù Singapore không có tuyên bố chủ quyền ở đó. Singapore ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông, dẫn đến xung khắc với Bắc Kinh đang đòi chủ quyền phi lý hầu hết vùng biển này.

Vụ đấu khẩu vừa qua giữa chính phủ Singapore và tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) chỉ là biểu hiện mới nhất cho con đường gập ghềnh mà 2 nước đang đi qua. Theo ông Peh Shing Huei, vấn đề này chắc chắn không thể giải quyết trong một sớm một chiều bởi vai trò tất yếu của ASEAN trong tranh chấp biển Đông khiến Singapore không thể không lên tiếng.

Một “điều bình thường mới” khác cũng đang rõ nét trong khu vực: Sự nguội lạnh giữa Mỹ và đồng minh lâu năm Philippines. Chiến lược xoay trục sang châu Á lại gặp thêm thách thức khi tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte công khai thái độ “thù địch”, ý định giảm bớt “dựa dẫm” Washington và không muốn quá căng với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.

Binh sĩ Indonesia tập trận ở quần đảo Natuna hôm 6-10 Ảnh: Reuters
Binh sĩ Indonesia tập trận ở quần đảo Natuna hôm 6-10 Ảnh: Reuters

Thực tế này khiến một số chuyên gia gợi ý Mỹ nên “xoay trục” sang Indonesia. Là nước đông dân thứ 4 thế giới, có vị trí chiến lược và nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, Jakarta có vị thế tốt hơn hẳn Manila trong việc giúp Washington đối đầu Bắc Kinh ở khu vực. Quan trọng hơn, Indonesia không còn ngồi yên sau một số vụ đụng độ giữa tàu hải quân nước này và tàu cá Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo Natuna của Jakarta ở biển Đông. Bắc Kinh còn chọc giận Jakarta khi cho rằng 2 nước có tuyên bố chồng lấn về quyền và lợi ích hàng hải tại một số khu vực ở biển Đông.

Trong động thái phô trương lực lượng và phát đi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc, không quân Indonesia vừa có cuộc tập trận lớn tại Natuna hôm 6-10 trước sự chứng kiến của Tổng thống Joko Widodo - lần thứ hai ông đến quần đảo xa xôi này trong chưa đầy 4 tháng. “Cuộc tập trận nhằm chứng tỏ lực lượng vũ trang Indonesia sẵn sàng bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quanh Natuna” - ông Ian Storey, chuyên gia tại Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), nhận định với tờ The Wall Street Journal.

Giờ là dịp không thể tốt hơn để Mỹ lôi kéo Indonesia. Theo nhà nghiên cứu người Mỹ Stanley A. Weiss, tổng thống tiếp theo của Mỹ nên thăm Indonesia càng sớm càng tốt, đồng thời nhấn mạnh Jakarta là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Washington thời gian tới. Không dừng lại ở đó, Mỹ nên giúp đỡ Indonesia nâng cao khả năng bảo vệ an ninh hàng hải và tăng cường hợp tác kinh tế song phương, trong đó chú trọng đầu tư vào giáo dục, phát triển cũng như hỗ trợ sự sáng tạo, khởi nghiệp…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo