xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

G20 chịu nhiều áp lực

Thu Hằng

Tạo thêm công ăn việc làm, hiện đại hóa hệ thống thuế quốc tế, cải cách các thể chế toàn cầu và thúc đẩy kinh tế thế giới là những nội dung bàn luận chính

Các nhà lãnh đạo 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) nhóm họp tại TP Brisbane, thủ phủ bang Queensland - Úc trong 2 ngày cuối tuần với chương trình nghị sự tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo Thủ tướng Úc Tony Abbott, tăng cường tạo việc làm, hiện đại hóa hệ thống thuế quốc tế, cải cách các thể chế toàn cầu và đẩy mạnh kinh tế thế giới sẽ là những nội dung thảo luận chính. Tuy nhiên, hội nghị không thể gói gọn trong câu chuyện tăng trưởng khi khủng hoảng Ukraine đang tăng nhiệt.

Trong khi đó, việc nước chủ nhà không mặn mà với vấn đề biến đổi khí hậu đang vấp phải bất bình. Hôm 13-11, hơn 400 người vùi đầu xuống cát tại bãi biển Bondi để phản đối sự thiếu thiện chí đó sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa đạt thỏa thuận cắt giảm khí thải “lịch sử”.

 

Thủ tướng Úc Tony Abbott chủ trì Hội nghị các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu (B20) tại Brisbane hôm 14-11, ngay trước hội nghị thượng đỉnh G20 Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Úc Tony Abbott chủ trì Hội nghị các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu (B20)

tại Brisbane hôm 14-11, ngay trước hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: REUTERS

 

Nhiều ánh mắt cũng hướng về Tổng thống Nga Vladimir Putin trong khi không ít người Úc kêu gọi không chào đón ông chủ điện Kremlin tại hội nghị do vụ rơi máy bay MH17.

Trả lời phỏng vấn trước thềm hội nghị, ông Putin hôm 14-11 khẳng định các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga đi ngược lại các nguyên tắc của G-20, đồng thời vi phạm luật pháp quốc tế. Ông tự tin cho hay quỹ dự trữ của Nga đủ lớn để đối phó với mọi cuộc khủng hoảng mới.

G20 cũng đang đối mặt với những chỉ trích từ lâu rằng đây chỉ là một diễn đàn “nói suông” và hội nghị năm nay chịu áp lực phải mang lại điều gì đó cụ thể. Kể từ phiên họp được đánh giá thành công nhất vào năm 2008, cũng là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của G20, các lần họp sau đều bị chê vì đặt mục tiêu “trên trời” nhưng kết quả đáng thất vọng dù G20 đại diện cho 85% nền kinh tế toàn cầu.

Theo giới phân tích, hội nghị năm nay còn chịu thêm sức ép từ những cảnh báo ảm đạm của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Theo đó, châu Âu vẫn chật vật bên bờ vực khủng hoảng, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và kinh tế Nhật Bản còn nhiều bất ổn. “Điều thế giới thực sự cần là nhen nhóm niềm tin. Áp lực đè nặng G20 cũng thể hiện kỳ vọng vào sự hợp tác của các quốc gia” - ông Mike Callaghan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu G20 tại Viện Lowy (Úc), nhận định.

Là chủ tịch G20 năm nay, Úc đã đi đầu trong các cam kết thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu lên thêm 2% trong 5 năm tới, giúp mang lại hơn 1.742 tỉ USD cho GDP toàn cầu và tạo ra hàng chục triệu việc làm. “Để đạt mục tiêu, các thành viên G20 đã xác định khoảng 1.000 biện pháp mới trong chiến lược tăng trưởng của mình” - Thủ tướng Abbott nhấn mạnh.

Tại TP Brisbane, các viên chức địa phương được nghỉ việc từ ngày 13-11 do lệnh giới hạn đi lại. Khoảng 6.000 cảnh sát sẽ được triển khai để đảm bảo an ninh. 27 nhóm biểu tình được cấp phép hoạt động tại những khu vực được chỉ định.

 

Trung Quốc lo Mỹ - Nhật - Úc bắt tay

Mỹ sẽ thúc giục Nhật và Úc tăng cường hợp tác quân sự, an ninh để giúp kiềm chế những căng thẳng lãnh thổ đang âm ỉ ở châu Á khi nhà lãnh đạo 3 nước dự kiến gặp nhau lần đầu trong 7 năm bên lề Hội nghị Cấp cao G20 ở TP Brisbane - Úc cuối tuần này. Tại cuộc gặp, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thúc giục Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Úc Tony Abbott hợp tác chặt chẽ hơn để trở thành một thế lực giúp ổn định tình hình khu vực. Không đợi ông Obama kêu gọi thì Canberra và Tokyo đã tăng cường quan hệ quân sự thời gian qua, trong đó có khả năng Úc chi 22 tỉ USD để mua tàu ngầm Nhật Bản. Báo The Wall Street Journal nhận định cuộc gặp trên có thể chọc giận Trung Quốc do lo ngại mình là đích ngắm của “bộ ba” trên.

Trong bài viết đăng trên tờ Australian Financial Review hôm 14-11, Thủ tướng Abe cũng khẳng định Nhật Bản muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và Úc để bảo đảm hòa bình ở châu Á - Thái Bình Dương. “Do Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của cả Nhật Bản và Úc, tôi quyết tâm mở rộng quan hệ giữa 3 nước để hiện thực hóa một tương lai hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho châu Á - Thái Bình Dương” - nhà lãnh đạo Nhật cam kết.

Trong khi đó, ông Obama sẽ có bài phát biểu nhằm xua tan những nghi ngờ về hiệu quả của chiến lược xoay trục sang châu Á khi dự hội nghị G20. “Bài phát biểu của ông Obama ở Brisbane là cơ hội để khôi phục niềm tin vào chiến lược tái cân bằng” - ông Rory Medcalf, nhà nghiên cứu an ninh tại Viện Chính sách quốc tế Lowy (Úc), nhận định.

Phương Võ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo