xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

G20 chống chủ nghĩa bảo hộ

HOÀNG PHƯƠNG

Triều Tiên tìm cách thu hút sự chú ý trong ngày làm việc cuối của Hội nghị G20 bằng cách phóng 3 tên lửa đạn đạo

Hội nghị Thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) khép lại tại TP Hàng Châu - Trung Quốc hôm 5-9 với thông cáo chung đề cập nhiều vấn đề.

Tăng trưởng bền vững

Đáng chú ý, các nhà lãnh đạo G20 đồng lòng phản đối chủ nghĩa bảo hộ, trong lúc ủng hộ thương mại tự do để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Họ cũng nhất trí rằng mọi biện pháp chính sách - trong đó có cải cách tiền tệ, tài chính và cấu trúc - nên được sử dụng để đạt tăng trưởng kinh tế bền vững. Đối mặt tình trạng sản lượng thép dư thừa, nhất là tại Trung Quốc, đang đe dọa công ăn việc làm ở Mỹ và châu Âu, G20 quyết định lập một diễn đàn mới để thảo luận các biện pháp xử lý.

Ngoài ra, thông cáo chung còn phác thảo một kế hoạch hành động chống tham nhũng - được Thủ tướng Úc Malcom Turnbull mô tả là tham vọng của các thành viên G20 trong việc ngăn chặn dòng tài chính trái phép cũng như bảo vệ, bảo đảm các nguồn thu ngân sách. G20 cũng kêu gọi cải thiện việc thực thi các tiêu chuẩn minh bạch quốc tế để đối phó nạn tham nhũng, trốn thuế, tài trợ khủng bố và rửa tiền.

Hội nghị Thượng đỉnh G20 khép lại hôm 5-9 với cam kết ủng hộ thương mại tự doẢnh: KYODO
Hội nghị Thượng đỉnh G20 khép lại hôm 5-9 với cam kết ủng hộ thương mại tự doẢnh: KYODO

Nhóm G20, hiện chiếm 85% GDP và 2/3 dân số toàn cầu, chịu nhiều sức ép phải tìm giải pháp cho một loạt thách thức đang đe dọa sự toàn cầu hóa và thương mại tự do. Dù vậy, giới chuyên gia hoài nghi hội nghị sẽ đạt được kết quả thực chất bởi không ít nhà lãnh đạo đang đối mặt sự phản đối từ trong nước về những bước đi nhằm tự do hóa thương mại. Ngoài ra, sự đồng thuận của G20 trong việc đưa kinh tế toàn cầu thoát cảnh tăng trưởng èo uột còn bị phân tán bởi một loạt vấn đề “nóng” khác.

Trong ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị G20, Triều Tiên đã tìm cách thu hút sự chú ý bằng cách phóng 3 tên lửa đạn đạo từ khu vực Hwangju, tỉnh Bắc Hwanghae. Theo quân đội Hàn Quốc, 3 tên lửa tầm trung này bay khoảng 1.000 km và rơi vào bên trong vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản. Reuters nhận định diễn biến này lập tức là lời nhắc nhở các nhà lãnh đạo G20 về một loạt mối đe dọa đến an ninh toàn cầu, trong đó có chương trình tên lửa - hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Bắc Kinh bối rối

Hành động bị xem là khiêu khích mới nhất của Triều Tiên khiến Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gấp rút tổ chức cuộc họp bên lề Hội nghị G20 để bàn biện pháp đối phó.

Riêng Hàn Quốc chắc chắn có thêm quyết tâm triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ bất chấp phản đối của Trung Quốc. Tại cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình vài giờ trước vụ phóng trên, bà Park khẳng định việc triển khai THAAD là phòng vệ chính đáng. Trái lại, ông Tập cho rằng việc xử lý sai vấn đề sẽ không có lợi cho sự ổn định chiến lược trong khu vực và có thể khiến tranh chấp leo thang. Nói gì thì nói, vụ bắn tên lửa lần này có lẽ khiến Bắc Kinh, đồng minh chính của Bình Nhưỡng, bối rối bởi họ đã tìm đủ mọi cách để bảo đảm Hội nghị G20 suôn sẻ.

Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên cũng khiến Mỹ sao nhãng không mong muốn khi mà nước này bận rộn tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn tại Syria với Nga bên lề Hội nghị G20. Đây là một trong những nội dung thảo luận chính bên cạnh an ninh mạng và tình hình Ukraine tại cuộc gặp “lâu hơn dự kiến” (kéo dài 90 phút) giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở TP Hàng Châu hôm 5-9. Tuy nhiên, theo AP, hai nhà lãnh đạo không đạt được kết quả đột phá nào dù đồng ý tìm kiếm cách thức cung cấp hàng cứu trợ cho hàng ngàn người bị ảnh hưởng bởi xung đột bên trong Syria.

Trước khi gặp ông Obama, theo tờ Nikkei (Nhật Bản), nhà lãnh đạo Nga đã gặp ông Tập và chia sẻ lập trường rằng việc bên thứ ba can thiệp vào chuyện của những nước khác là không phù hợp. Đây là lập luận được Bắc Kinh sử dụng để chỉ trích Washington can dự vào tranh chấp biển Đông. Vấn đề tranh chấp lãnh hải cũng là nội dung hàng đầu khi Chủ tịch Trung Quốc gặp Thủ tướng Nhật Bản bên lề G20 tối 5-9 (giờ địa phương). Quan hệ hai nước vẫn đang căng thẳng vì tranh cãi liên quan đến chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tình hình biển Đông và lịch sử thời chiến của Nhật Bản.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo