xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

G20 nóng chuyện “bên lề”

HUỆ BÌNH

Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ không nhắm mắt làm ngơ để các nước nhỏ bị bắt nạt ở châu Á

Thủ tướng Úc Tony Abbott ngày 15-11 đã khai mạc Hội nghị Cấp cao Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thủ phủ Brisbane của bang Queensland - Úc.

Mỹ ngầm cảnh báo Trung Quốc

Hội nghị kéo dài 2 ngày tập trung bàn cách tăng trưởng kinh tế, cụ thể là đạt mục tiêu tăng trưởng của kinh tế toàn cầu lên thêm 2% trong 5 năm tới. Trong bài phát biểu khai mạc, ông Abbott khuyến khích các nhà lãnh đạo thảo luận về việc tạo việc làm, vạch trần tình trạng trốn thuế cũng như củng cố sức mạnh của kinh tế thế giới.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng đề nghị các nhà lãnh đạo G20 chung tay đối phó dịch Ebola, nạn biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng Ukraine.

Bên lề G20, Tổng thống Mỹ Barack Obama tái khẳng định chiến lược xoay trục sang châu Á và tuyên bố Washington giữ cam kết với các đồng minh trong khu vực cũng như không nhắm mắt làm ngơ việc các nước nhỏ bị bắt nạt.

Phát biểu tại Trường ĐH Queensland, Ông Obama cam đoan Washington sẽ tiếp tục thẳng thắn về những bất đồng với Bắc Kinh và nhấn mạnh một trật tự an ninh hiệu quả cho châu Á phải dựa trên sự liên minh chứ không phải “nước lớn ăn hiếp nước bé”. Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo tranh chấp lãnh thổ ở châu Á có thể dẫn đến xung đột.

Các nhà lãnh đạo G20 chụp ảnh tập thể hôm 15-11Ảnh: REUTERS
Các nhà lãnh đạo G20 chụp ảnh tập thể hôm 15-11Ảnh: REUTERS

 

Thừa nhận Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng tại khu vực trong tương lai nhưng ông Obama nêu ra câu hỏi lớn là Bắc Kinh sẽ thể hiện vai trò này như thế nào.

Về căng thẳng ở biển Đông, trước lo ngại Trung Quốc từ bỏ “chiến lược kiềm chế” mà bằng chứng là họ đang cải tạo quy mô lớn các bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam - như nhà nghiên cứu Lâm Chính Nghĩa của Sở Nghiên cứu Âu - Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu trung ương Đài Loan lo ngại, hãng tin CNA nhận định Washington đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt ở vùng biển này trong năm qua bằng một loạt hành động chứ không chỉ lời nói.

Cụ thể, Mỹ điều 4 tàu chiến Littoral đồn trú ở Singapore, hỗ trợ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

Tổng thống Nga “bị o ép”?

Không nằm trong chương trình nghị sự chính song Ukraine là đề tài đốt nóng Hội nghị G20. Tổng thống Obama tuyên bố Nga xâm lược miền Đông Ukraine là hành động “khủng khiếp”, đe dọa toàn thế giới.

Đài BBC dẫn cảnh báo của Thủ tướng Anh David Cameron về một viễn cảnh chẳng tốt đẹp gì giữa châu Âu và Nga nếu “tiếp tục nhìn thấy quân đội Nga” trong lãnh thổ Ukraine. Cả Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều cho hay các ngoại trưởng châu Âu sẽ họp bàn vào ngày 17-11 về việc thắt chặt trừng phạt Nga.

Sự cô lập Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị G20 còn thể hiện ở chỗ ông bị xếp đứng ngoài cùng khi chụp ảnh tập thể các nhà lãnh đạo. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, bác bỏ thông tin ông Putin có khả năng sẽ bỏ một buổi làm việc tại G20 trong ngày 16-11 và về nước sớm do sự o ép từ giới chức phương Tây.

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin cho hay Ukraine là đề tài duy nhất trong cuộc gặp song phương giữa ông Putin và Cameron song 2 ông “thống nhất chấm dứt đối đầu” và tái xây dựng quan hệ.

Tương tự, ông Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng cam kết bảo vệ quan hệ khỏi ảnh hưởng của lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Nga và Pháp đang “hục hặc” về việc bàn giao tàu chiến lớp Mistral.

 

Thêm 300 triệu USD ngăn Ebola

Các nhà lãnh đạo G20 cam kết dốc hết sức để chặn đứng đại dịch Ebola sau khi cảnh báo dịch có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. G20 hoan nghênh khoản hỗ trợ 300 triệu USD mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho 3 nước vùng dịch Ebola. Về vấn đề biến đổi khí hậu, một số lãnh đạo G20 mong muốn cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Pháp năm 2015.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo