xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giới doanh nhân ở Trung Quốc co vòi

HUỆ BÌNH

Họ đang tìm đường rút sau khi nhiều “con hổ lớn” bị hạ bệ

Nhân vật mới nhất bị bắt giữ là Thiếu tướng Đoàn Thiên Kiệt, Phó Chủ nhiệm Chính trị Học viện Quốc phòng Trung Quốc.

Chống trả đến cùng

Ông này trở thành thiếu tướng thứ ba bị bắt từ các học viện quân sự liên quan đến việc mua bán quân hàm, đồng thời là sĩ quan cao cấp nhất của Học viện Quốc phòng bị điều tra, theo tạp chí Tài tân.

Ngoài ra, trang tin tiếng Hoa ở hải ngoại Đa chiều cũng dẫn thông tin từ Tài tân tiết lộ vụ bắt giữ trung tướng Lưu Tranh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, trong đó có tình tiết kịch tính là ông Lưu cố lấy súng chống trả nhưng không kịp.

Theo mô tả của tạp chí Tranh minh (Hồng Kông), vào khoảng 20 giờ ngày 9-11-2014, 3 chiếc xe quân sự bất ngờ ngừng trước cổng nhà ông Lưu Tranh. Thấy vậy, ông chạy vào phòng ngủ để lấy khẩu súng lục vẫn để dưới gối nhưng lực lượng cảnh sát vũ trang nhanh hơn, khống chế và đọc lệnh bắt của Viện Kiểm sát Quân sự trung ương.

Từ trái qua: Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh  Bạc Hy Lai, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu 	Ảnh: ĐA CHIỀU
Từ trái qua: Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu Ảnh: ĐA CHIỀU

 

Sau khi lục soát nhà ông Lưu, cơ quan chức năng thu được lượng tiền mặt gồm 2 triệu nhân dân tệ, 200.000 USD, 120.000 euro; sổ tiết kiệm với tổng giá trị 26 triệu nhân dân tệ, 1,8 triệu USD và 850.000 euro; 4 khẩu súng bao gồm 1 khẩu đặt dưới gối đã nạp đạn.

Tài tân dẫn nguồn tin quân sự cấp cao Trung Quốc cho biết ông Lưu xuất hiện công khai lần cuối tại một hội nghị cuối tháng 10-2014, sau đó trách nhiệm xây dựng doanh trại của ông bị chuyển giao cho lãnh đạo khác của Tổng cục Hậu cần. Lưu Tranh là lãnh đạo thứ hai của Tổng cục Hậu cần bị bắt vì tham nhũng sau Phó Chủ nhiệm Cốc Tuấn Sơn.

Trong khi đó, tờ Bưu điện Minh kính (Hồng Kông) dẫn nguồn tin từ quân đội Trung Quốc cho biết Phó Tổng tham mưu trưởng Vương Kiến Bình đang bị điều tra. Theo tờ báo, thượng tướng Vương Kiến Bình là một trong những nhân vật thân tín của Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu.

Doanh nhân sợ vạ lây

Tờ Đại kỷ nguyên cho rằng ngay cả doanh nhân Đài Loan hoạt động tại Trung Quốc cũng cảm thấy sức nóng của chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.

Một số đã tính chuyện rời khỏi đại lục trong bối cảnh môi trường kinh doanh bắt đầu biến chuyển còn một số quan chức cấp cao chống lưng cho họ “ngã ngựa”. Đó là thông tin từ bài viết nhan đề Các doanh nhân Đài Loan muốn tìm cách thoát khỏi Trung Quốc đăng trên Dân báo (Đài Loan) ngày 10-1.

Theo tác giả bài viết, văn hóa kinh doanh ở Trung Quốc trước nay vốn cậy nhờ những nhân vật tai to mặt lớn. Chính vì vậy, dường như doanh nhân Đài Loan đang gặp khó khăn sau hàng loạt vụ hạ bệ những “con hổ lớn” như cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và cựu Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lệnh Kế Hoạch.

Hiện tại, nhiều doanh nhân Đài Loan đang rút khỏi Trung Quốc vì sợ bị liên lụy vào các vụ điều tra tham nhũng. Chẳng hạn, một doanh nhân Đài Loan tại tỉnh Tứ Xuyên bị giới chức địa phương thẩm vấn hàng chục lần vì treo một bức ảnh chụp cùng ông Bạc Hy Lai. Để được chụp cùng ông Bạc, doanh nhân đó tiêu tốn hơn 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu USD).

Không ít dân kinh doanh Đài Loan đi ra ngoài mang theo 50.000 USD và 2 chiếc điện thoại di động. Một khi cảm thấy nguy hiểm, họ sẵn sàng bỏ lại nhà máy và trốn đi.

 

10.000 cán bộ bị điều tra mỗi tháng

Ngay trong những ngày đầu năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nâng cuộc chiến chống tham nhũng lên một tầm cao mới và toàn diện hơn. Tuy nhiên, sau 2 năm cầm quyền của ông Tập, nhiều học giả và người dân vẫn hoài nghi về khả năng loại trừ hoàn toàn nạn tham nhũng trong giới quan chức vốn đã ăn sâu vào bộ máy quan liêu của nước này trong nhiều năm.

Chuyên gia kinh tế Mao Vu Thức, người cổ xúy cho quan điểm tự do hóa thị trường, cho rằng: “Nếu không có những cải cách mang tính hệ thống thì các vụ tham nhũng mới sẽ không ngừng xuất hiện”. Nhận định này không phải không có cơ sở khi Tân Hoa Xã cho biết trung bình mỗi tháng có tới 10.000 cán bộ bị điều tra.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo