xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Hàng độc” Trung Quốc

NGỌC TRUNG (Theo Le Nouvel Observateur)

Giày nhiễm độc, ghế bành gây dị ứng, kem đánh răng có chứa chất làm đông đặc, thuốc lá Marlboro giả dính phân chim bồ câu, sữa nhiễm khuẩn, đồ chơi nguy hiểm. Các cảnh báo về các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc ngày càng thêm nhiều. Những sản phẩm này mang lại nhiều lợi nhuận nhưng người buôn lại ít gặp rủi ro hơn

Fabrice (*) lái xe hơi đi một vòng cảng Le Havre, vào một mê cung ấn tượng đầy container. Anh phải rướn cổ lên mới thấy được đỉnh của những chiếc container và không ngừng cầu nguyện những cái hộp khổng lồ kia không đổ ập xuống. Fabrice là thanh tra hải quan, chuyên gia về “hàng hóa châu Á” của Celtic (Đơn vị nghiên cứu và chống buôn lậu chuyển tải bằng container).

Rồi anh nhìn thấy một hàng container màu đỏ chất thành nhiều tầng dựng thẳng đứng, to lớn không kém gì một chung cư dành cho người thu nhập thấp. Tất cả đều dán mác “vận chuyển từ Trung Quốc”. Những kiện hàng khổng lồ này chứa đựng những gì: ghế, đồ ăn, giày hay đồ chơi? Làm thế nào để biết được?

 

Gà Trung Quốc biến thành gà Brazil

 

Mỗi năm, có hơn một phần tư trong số 2,1 triệu container trung chuyển qua cảng Le Havre đến từ Trung Quốc. Tất nhiên, không thể kiểm tra hết. Hải quan sẽ phân loại một lần thông qua danh sách các chuyến hàng được cho là “nhạy cảm”. Sau đó, Fabrice sẽ thẩm định thêm lần nữa, anh cũng có “thủ thuật” riêng để kiểm tra. 

Fabrice không còn ngạc nhiên về bất kỳ điều gì nữa. Anh từng cho bốc dỡ các container chứa cá thối rữa. “Cá thối nghiền nhuyễn được gởi đến một nhà máy sản xuất mỹ phẩm. Thật tồi tệ!”. Anh cũng từng khám phá ra thuốc lá giấu trong máy đun nước nóng hay máy lạnh giả. Có khi anh còn tìm ra được cả người vượt biên, núp trong các container vỏ xe hơi...

img
 Búp bê Trung Quốc trong cửa hàng LafayetteCannes

Fabrice đã học được cách nghi ngờ mọi thứ, đặc biệt là giấy tờ xuất nhập khẩu. Giấy khai báo giả là một thủ thuật hay được sử dụng. “Thịt trong các container được ghi là  bàn chải đánh răng. Thịt gà Trung Quốc thì ghi là gà Brazil để tránh lệnh cấm gà bị cúm gia cầm từ Trung Quốc”.

Là chuyên gia trong lĩnh vực hàng giả, Fabrice còn thu được các viên Viagra giả, Red Bull lon giả và thậm chí cả cà chua đóng hộp giả. Fabrice tỏ ra khâm phục: “Người ta đã vượt khỏi giai đoạn làm giả quần jeans Levi’s và túi xách Louis Vuitton lâu rồi. Nay các nhà sản xuất Trung Quốc có thể bắt chước, làm ra đủ mọi loại sản phẩm”.

Nhưng hiện nay vấn đề không chỉ là kinh tế mà trở thành vấn đề sức khỏe. Mới đây, Fabrice đã chặn lại hai container xà phòng hiệu Monsavon giả lúc chúng sắp được chuyển sang Guinée. Lâu nay, loại xà phòng này vẫn được bày bán ở châu Phi và đã gây ra bệnh chàm hay dị ứng da ở người sử dụng. Theo Fabrice, là nơi tiêu thụ khá nhiều hàng hóa, “châu Phi trở thành thùng rác chứa đồ giả của Trung Quốc”.

 

Cảnh báo DMF

 

Hiện nay, Hải quan Pháp đã chú ý đến chất dimethyl fumarate (DMF). Fabrice, cũng như nhiều đồng nghiệp của anh, chưa từng nghe nói về loại hóa chất này. Nhưng mùa thu vừa rồi, một số người mua ghế bành hay giày bốt của Trung Quốc đã mắc bệnh chàm, phỏng, thậm chí nhiễm trùng phổi do DMF, một hóa chất rất dễ gây dị ứng. DMF thường được sử dụng làm chất chống mốc.

Một vài nhà sản xuất Trung Quốc đã dùng DMF để bảo quản hàng hóa trong mùa có gió mùa gây ẩm ướt và cả khi vận chuyển hàng hóa dài ngày trong container. Các nhà chức trách đã phát đi mức cảnh báo đỏ (mức cao nhất). Do có “cảnh báo DMF”, Fabrice sẽ phải kiểm tra một container giày. Cách đây vài tháng, hẳn anh đã không phải làm như thế.

Nhãn hiệu Gemo đã phải thu hồi 4.500 đôi giày phụ nữ loại không có đế, dùng trong nhà đã được bán ra thị trường. Laurence Pailloux, phụ trách pháp luật của tập đoàn Eram (nhãn hiệu Gemo, Bocage, Eram...) cho biết: “Chúng tôi cũng đã thu về 14 mẫu giày khác, tổng cộng là 2.000 đôi. Qua kiểm tra, chúng tôi thấy có chất DMF trong những sản phẩm này” . Tuy  nhiên, theo bà chỉ giày nhãn hiệu Gemo là bị thu hồi và đây là loại giày giá rẻ nhất.

Hiện tại, phần lớn các nạn nhân đã chọn giải pháp thương lượng. Riêng bà Véronique Homaire, một doanh nhân tại Ingrandes (Maine-et-Loire), đã kiện nhà cung cấp có trụ sở tại Aubervilliers (một trong các trung tâm xuất nhập khẩu làm ăn với Trung Quốc). Bà cho biết: “Tôi muốn nêu gương! Có vẻ như mọi nhà cung cấp tại Aubervilliers đều chịu chi tiền để tránh gây ầm ĩ. Nhưng đó là một chất dễ bay hơi, có thể làm cho da giày bị nhiễm độc”.

Homaire đã phải nằm viện 6 tuần sau khi mang một đôi bốt bị nhiễm độc.

Ai nối giáo cho giặc?

Các thẩm phán đang nghiên cứu một hồ sơ ít được biết đến. Năm 2002, hàng triệu gia cầm và thỏ Trung Quốc bị nhiễm chloramphénicol (một chất kháng sinh bị cấm ở châu Âu) đã được chế biến thành chả cuốn, pa-tê và các sản phẩm khác. Sau đó chúng được phân phối cho các căng tin ở trường học và các nhà ăn trong các doanh nghiệp. Chloramphénicol không bị phân hủy khi nấu chín, có thể làm hỏng hoạt động của tủy xương.

Một nhân viên điều tra của SNDJ (Trung tâm Hình sự Hải quan quốc gia), người theo dõi vụ việc, nói một cách tức giận: “Trong vụ việc này, hai nhà phân phối của Pháp cũng phải chịu trách nhiệm như những nhà sản xuất Trung Quốc. Qua kiểm định, họ hoàn toàn có thể nhận biết được loại chất bị cấm này. Nhưng họ cứ để cho hàng hóa được bán ra ngoài”. Các nhà phân phối đã bị điều tra và việc thẩm tra cũng sắp kết thúc.

Nhân viên điều tra nói trên cho biết thêm: “Nhưng để đi đến ngọn nguồn của vấn đề, cần phải điều tra tại Trung Quốc. Đáng tiếc là chúng tôi chưa được phép làm như vậy...”. Giống như Fabrice, điều tra viên này có cảm giác như mình phải sắm vai một người bé nhỏ chống lại một gã khổng lồ.

Những người đứng đầu mạng lưới này đã lộ diện. David Cugnetti, làm việc tại SNDJ, kể lại: “Đó là một cặp vợ chồng. Họ là những nhân vật tầm cỡ trong ngành đồ chơi, có cửa hiệu lớn và bán sản phẩm ra khắp nước Pháp, thậm chí có vẻ như họ là thành viên của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng nữa...”

Thật ra, cho đến nay thì cũng chỉ có người vợ bị điều tra. “Người chồng được bảo vệ. Ông ta không làm việc tại nhà máy ở Pháp. Ông ta điều hành mọi việc từ một văn phòng xuất nhập khẩu tại Hồng Kông. Vì vậy không thể chạm đến được ông ấy”.  

 “Nếu chỉ một mình, nước Pháp không thể làm được gì. Nhưng nếu cả châu Âu thì có thể gây áp lực được”, Meglena Kuneva, Ủy viên châu Âu phụ trách bảo vệ người tiêu dùng, nói. Kuneva cũng là người đứng đầu Rapex, hệ thống “cảnh báo nhanh và thu hồi các sản phẩm nguy hiểm”. Năm ngoái, tổ chức này đã phát đi 1.600 văn bản cảnh báo, trong đó có một nửa liên quan đến hàng hóa đến từ Trung Quốc.


(*) Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo