xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiệu trưởng ĐH Harvard: Đến Việt Nam để hiểu nước Mỹ

Thu Hằng

(NLĐO)- “Đối với tôi, tìm hiểu đất nước của các bạn trở thành điều cần thiết để hiểu chính đất nước của tôi”.

Đó là lời của Giáo sư Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard (Mỹ) trong bài phát biểu tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) sáng 23-3.


Giáo sư Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard (Mỹ). Ảnh: T. Hằng

Giáo sư Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard (Mỹ). Ảnh: T. Hằng

Nữ hiệu trưởng một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở Mỹ đã chọn chủ đề “Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử” để thuyết trình trước đông đảo sinh viên và các giảng viên nhà trường. Bà cho rằng đó cũng là câu chuyện gần gũi với cả người Việt Nam vốn cũng bước ra từ không ít cuộc chiến nhiều mất mát.

Dưới đây là trích nội dung của bài phát biểu:

Trước khi trở thành Hiệu trưởng Đại học Harvard, tôi là một học giả và giảng viên lịch sử trong suốt hơn ba mươi năm. Vì vậy, tôi đặc biệt vui mừng được có mặt tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, một trung tâm nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam.

Cuộc chiến định hình một thế hệ

Việc có mặt tại đây, ở đất nước các bạn, đối với tôi mang rất nhiều ý nghĩa, bởi vì nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của hai quốc gia đã quyện chặt vào nhau và ảnh hưởng tới tất cả chúng ta.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước theo cách nói của các bạn - và “Chiến tranh Việt Nam” theo cách gọi của chúng tôi - đã mãi mãi định hình thế hệ chúng tôi, những người trưởng thành trong thập niên 1960-1970.

Dù rằng suốt những năm tháng đó, tôi chưa từng vượt 8000 dặm để đặt chân đến nơi này, nhưng những địa danh như Khe Sanh, Pleiku, Ấp Bắc, Điện Biên Phủ, Vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn, Hà Nội luôn không ngừng vang vọng trong tâm trí tôi trong suốt mấy thập kỷ qua.

Tôi đã hằng mong ít nhất một vài địa danh trong số này không chỉ dừng ở con chữ. Các bạn có một khẩu hiệu nhắn gửi khách du lịch rằng “Việt Nam là một đất nước chứ không phải một cuộc chiến tranh”.

Giống như rất nhiều người Mỹ khác từng đến đây, tôi vẫn hằng mong đến một ngày nào đó, Việt Nam trong tâm trí tôi không phải tên gọi của một cuộc xung đột bất ngờ ập đến với thế hệ chúng tôi, mà là một quốc gia và xã hội với tất cả sự phức hợp, vẻ đẹp, lịch sử, sự sống động và triển vọng của nó.

Và không hiểu sao, dường như đối với tôi, tìm hiểu đất nước của các bạn trở thành điều cần thiết để hiểu chính đất nước của tôi.

Thanh niên trai tráng trong thế hệ chúng tôi đã phải đối diện với giấy gọi nghĩa vụ quân sự, khiến nhiều người phải đấu tranh nội tâm xem họ có nên tuân thủ pháp luật, phụng sự cuộc chiến mà họ cho rằng vừa không khôn ngoan vừa bất chính.

Đối với lớp phụ nữ trẻ như tôi thời bấy giờ, tình thế tiến thoái lưỡng nan đỡ mang tính trực diện cá nhân hơn, nhưng nó thôi thúc chúng tôi đặt câu hỏi nghi ngờ về quốc gia của mình, về nên dân chủ và về tính nhân văn của chúng tôi.

Michael Herr, một nhà báo Mỹ chuyên viết về cuộc chiến này, đã từng viết rằng Việt Nam là những gì tất cả chúng tôi đã có thay vì một tuổi thơ hạnh phúc.

Sống với những bóng ma

Ở Harvard, hằng năm cứ đến tháng 5 là hàng trăm cựu sinh viên sẽ về lại trường để kỷ niệm 50 năm ngày ra trường của họ.

Đây là một nghi lễ quan trọng, và vào mùa xuân này, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra trong khuôn khổ các buổi lễ.

Các thành viên của khóa 1967 - cả nam và nữ - sẽ dành một phần thời gian để cùng nhau tưởng nhớ lại cách thức cuộc chiến đã định hình những tháng năm đại học của họ, và thảo luận xem “Chiến tranh Việt Nam” đã ảnh hưởng đến họ hơn nửa thế kỷ ra sao.

Một thành viên khóa này từng là lính thủy đánh bộ đã viết “rất nhiều người thế hệ tôi… đã phải có những lựa chọn về Việt Nam khiến chúng tôi bị ám ảnh suốt quãng đời còn lại của mình, cả lúc tỉnh cũng như khi mơ”.

…Cả hai xã hội của chúng ta đều sống với những bóng ma, những ký ức và với những di sản, những hậu quả chiến tranh.

Tôi không phải là thành viên của khóa sinh viên Harvard sẽ hội ngộ vào mùa xuân này, nhưng tôi cùng trang lứa với họ, và cũng như họ, tôi đã bị định hình bởi chiến tranh Việt Nam theo những cách mà đến tận bây giờ tôi vẫn chưa hoàn toàn thấu hiểu.

Nhưng một ảnh hưởng mà tôi có thể xác định rõ ràng là về công việc của tôi với tư cách một sử gia.

Việc trưởng thành trong thập niên 1960 đã tạo ra trong tôi sự cuốn hút dai dẳng với chiến tranh, với cách mà những đòi hỏi khủng khiếp của nó có thể nhào nặn các cá nhân và xã hội, với sự khúc xạ không tránh khỏi của quan điểm và lý tưởng chiến tranh, với những áp lực tột cùng của nó.

Chiến tranh có thể ví như “lửa thử vàng” thuần chất, đối với mỗi cá nhân cũng như cho toàn xã hội.

Bị kết án phải sống

Ngày nay, hàng năm Mỹ chi hơn 100 triệu USD cho nỗ lực tìm kiếm và nhận dạng những người mất tích trong Chiến tranh thế giới thứ II, Chiến tranh Hàn Quốc và Chiến tranh Việt Nam.

Tôi tin rằng các bạn đều rất quen thuộc với hoạt động tích cực của MIA sau năm 1975. Nhưng sự thừa nhận rằng nước Mỹ có trách nhiệm phải giải trình và hồi hương - dù đã chết hay còn sống - mọi binh sĩ đang thực hiện nhiệm vụ chỉ mới bắt đầu gần đây…

Ambrose Bierce, một nhà văn từng phục vụ trong quân đội liên bang miền Bắc (Mỹ) đã viết về việc thường xuyên bị ám ảnh “bởi ảo mộng về người chết và sự chết chóc” và tự cảm thấy “mình bị kết án phải sống” và lý giải những cái chết trong cuộc nội chiến đã định nghĩa lại cuộc sống như thế nào…

Hậu quả chiến tranh là tàn phá - con người bị thương và biến dạng; trẻ em trở thành mồ côi; tài sản và nguồn sinh kế bị phá hủy; kinh tế đảo lộn; dân chúng chia rẽ. Nhưng hậu quả không chỉ dừng lại ở cơ thể, mà còn nằm trong tâm hồn, thậm chí trong tâm hồn của những người sinh ra rất lâu sau khi tiếng súng đã tắt.

Đó là vì sao các thành viên Harvard niên khóa 1967, các ông bà nay đã ở độ tuổi 70, cảm thấy sự cấp thiết phải đối diện với những kinh nghiệm từ hơn năm thập kỷ trước, những ký ức của một thời khi “Việt Nam” đòi hỏi họ phải định nghĩa chính họ và quốc gia của họ.

Đó là vì sao tôi hết sức vui mừng cuối cùng cũng đã được đặt chân đến đất nước các bạn, bởi tôi cũng cùng thế hệ với họ.


Các sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tham dự buổi thuyết trình.

Các sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tham dự buổi thuyết trình.

“Tại sao lựa chọn chiến tranh? Tại sao anh phải viết về cuộc chiến?”, nhân vật Kiên trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh tự vấn. Ngay cả khi anh ta cố gắng hết sức để tìm một chủ đề khác, anh cũng “không thể thôi viết về chiến tranh”.

Cũng như anh, chúng ta viết, chúng ta trò chuyện và chúng ta ghi nhớ bởi chúng ta đều cố gắng để hiểu chiến tranh đã nhào nặn chúng ta ra sao.

Việt Nam và Mỹ đã đối đầu nhau trong một cuộc chiến kéo dài và tàn phá nặng nề. Giờ đây, riêng cũng như chung, chúng ta đang đối diện với hậu quả của nó.

Trong nỗ lực này, lịch sử là điều không thể thiếu. Lịch sử giúp chúng ta đối diện với những vong hồn và ma quỷ mà bi kịch quá khứ để lại như một di sản cho hiện tại. Nó soi rọi những sự mù quáng và tàn bạo đã làm nên chiến tranh. Nó giúp chúng ta hình dung và đấu tranh cho hòa bình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo