xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hỗn loạn vì siêu hạn hán?

Xuân Mai

Tình trạng khan hiếm nước và dân số bùng nổ bị xem là 2 yếu tố sẽ góp phần thúc đẩy xung đột, khủng hoảng nhân đạo trong những thập kỷ tới

Tình trạng hỗn loạn ở Iraq, Syria và sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể xuất phát từ một nguyên nhân đơn giản: tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất ở Trung Đông trong 900 năm qua.

Hậu quả tất nhiên

Một công trình nghiên cứu mới của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý - Khí quyển (Mỹ) đầu tháng 3-2016 cho thấy vùng Levant (gồm Cyprus, Israel, Jordan, Lebanon, Syria, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ) vừa phải hứng chịu một đợt siêu hạn hán kéo dài từ năm 1998 - 2012.

“Đợt hạn hán gần đây ở vùng Levant nghiêm trọng hơn 50% so với thời kỳ khô cằn nhất trong 500 năm qua hoặc nhiều hơn 10%-20% so với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 900 năm qua” - cuộc nghiên cứu nêu rõ. Ngoài ra, dòng người tị nạn chạy từ Trung Đông đến châu Âu thời gian qua là hậu quả tất nhiên của điều kiện thời tiết khắc nghiệt này. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đè nặng lên cuộc sống của nông dân giữa lúc mùa màng thất bát, nhiệt độ tăng cao kỷ lục và các cơn bão cát xảy ra thường xuyên hơn.

Các tác giả cuộc nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đợt siêu hạn hán vừa qua cho thấy biến đổi khí hậu do con người gây ra đã tác động đến chu kỳ khô hạn tại khu vực. “Mức độ nghiêm trọng của đợt hạn hán cho thấy có yếu tố con người trong đó. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy biến đổi khí hậu đang xảy ra” - tiến sĩ Ben Cook, nhà khoa học khí hậu của NASA và là người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, kết luận.

Ông Richard Seager, nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Columbia (Mỹ), nhận định công trình trên của NASA càng củng cố nhận định mà ông đưa ra hồi năm 2015 rằng đợt hạn hán ở Syria trong giai đoạn 2006-2010 là khác thường và chịu sự tác động của biến đổi khí hậu.

 

Hạn hán hoành hành tại tỉnh Aleppo - Syria năm 2010Ảnh: Reuters
Hạn hán hoành hành tại tỉnh Aleppo - Syria năm 2010Ảnh: Reuters

 

Thúc đẩy xung đột

Thông tin trên chắc chắn khiến Lầu Năm Góc và giới tình báo Mỹ “ăn ngủ” không yên bởi họ từng nhận định tình trạng khan hiếm nước và dân số bùng nổ là 2 yếu tố sẽ góp phần thúc đẩy xung đột, khủng hoảng nhân đạo trong những thập kỷ tới. “Điều quan trọng là cộng đồng an ninh quốc gia xem mối đe dọa từ biến đổi khí hậu không chỉ hiện diện vào thời điểm này mà còn có thể gia tăng mạnh mẽ trong tương lai” - ông Kevin Anchukaitis, nhà khoa học tại Trường ĐH Arizona (Mỹ) có tham gia cuộc nghiên cứu của NASA, kêu gọi.

Đây không phải là lần đầu tiên tình trạng thiếu nước bị xem là yếu tố góp phần làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ hồi tháng 3-2015 đánh giá chính biến đổi khí hậu đã làm hạn hán thêm nghiêm trọng tại Syria, góp phần dẫn đến làn sóng nổi dậy của người dân năm 2011. Đến tháng 8 cùng năm, Viện Tài nguyên thế giới (WRI - Mỹ) cũng cho rằng sức ép từ nguồn nước khan hiếm có thể là một trong những “thủ phạm” gây ra các cuộc xung đột ở Trung Đông, trong đó có Syria.

“Hạn hán và thiếu nước ở Syria có thể đã “châm thêm dầu” vào tình trạng bất ổn dẫn đến cuộc nội chiến năm 2011. Nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt và sự quản lý yếu kém trong thời gian dài buộc 1,5 triệu người, chủ yếu là người làm nông và chăn gia súc, mất kế sinh nhai nên rời bỏ quê nhà đến vùng đô thị kiếm sống. Điều này làm nghiêm trọng thêm tình trạng bất ổn chung của Syria” - báo cáo của WRI nhận định.

Cũng theo WRI, tình hình càng thêm tồi tệ khi chính phủ Syria ứng phó không kịp thời và hiệu quả với tình trạng hạn hán và làn sóng di cư lớn. Người dân khi đó ngày càng bất mãn trước những chính sách bị xem là khuyến khích sử dụng nguồn nước bừa bãi và việc Damascus không hỗ trợ những đối tượng buộc phải rời bỏ nhà cửa vì thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.

 

Đe dọa sức khỏe con người

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Lancet cho thấy tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên chất lượng thực phẩm có thể khiến hơn nửa triệu người tử vong mỗi năm vào năm 2050. Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng toàn cầu ấm đối với chế độ ăn uống của con người. Kết quả cho thấy sản lượng rau và trái cây cho con người sử dụng sẽ ít hơn do biến đổi khí hậu. Đây là những thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ, ung thư… Từ đó, các tác giả nghiên cứu kết luận biến đổi khí hậu đe dọa đến sức khỏe con người nhiều hơn những gì từng biết.

Theo báo The Guardian (Anh), nhiều bác sĩ cũng nhìn nhận biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người trong thế kỷ XXI bởi nó làm gia tăng lũ lụt, hạn hán và bệnh truyền nhiễm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo