xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hy Lạp “xù nợ” IMF

Hoàng Phương

Thủ tướng Alexis Tsipras cảnh báo chính phủ Hy Lạp sẵn sàng từ chức trong trường hợp người dân ủng hộ đề xuất của các chủ nợ

Đất nước Hy Lạp nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung bước vào ngày 30-6 với tâm trạng vô cùng bất an. Đây là ngày mà Athens phải trả món nợ 1,5 tỉ euro cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và cũng là ngày chương trình cứu trợ dành cho Hy Lạp hết hạn.

Nếu không có điều kỳ diệu nào vào phút chót, Hy Lạp sẽ lâm cảnh vỡ nợ dù hãng tin AP cho biết IMF phải mất một thời gian mới xác nhận kết cục này.

Một số nguồn tin cho Reuters biết Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã đưa ra đề xuất vào giờ chót với Hy Lạp trong nỗ lực gia hạn thỏa thuận cứu trợ. Theo đó, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras phải đồng ý vận động người dân bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của các chủ nợ trong cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 5-7 và xác nhận điều này bằng văn bản trong ngày 30-6 (giờ địa phương), trước khi bộ trưởng tài chính các nước thành viên khu vực đồng euro (Eurozone) họp khẩn.

Một quan chức EU cho biết bộ ba chủ nợ quốc tế, gồm IMF, EC và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), sẽ mất thêm nhiều tuần để đưa ra một thỏa thuận cứu trợ mới với Hy Lạp nếu đề xuất này bị bác.

 

Người Hy Lạp biểu tình phản đối các biện pháp khắc khổ tại Athens hôm 29-6Ảnh: Reuters

Người Hy Lạp biểu tình phản đối các biện pháp khắc khổ tại Athens hôm 29-6. Ảnh: Reuters

 

Không có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Tsipras sẵn sàng nhượng bộ. Xuất hiện trên truyền hình tối 29-6, nhà lãnh đạo này tiếp tục thúc giục cử tri nói không với các đòi hỏi của chủ nợ. Theo ông, động thái này sẽ giúp Athens thương thảo để có được một thỏa thuận cứu trợ tốt hơn.

Mặt khác, ông cảnh báo chính phủ sẵn sàng từ chức trong trường hợp người dân ủng hộ chủ nợ. Tối cùng ngày, hơn 17.000 người đã tuần hành ở thủ đô Athens để bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền và lên án các chủ nợ quốc tế.

Các nhà lãnh đạo EU cảnh báo việc cử tri Hy Lạp bác bỏ đề xuất của các chủ nợ đồng nghĩa nước này không muốn ở lại Eurozone. Đáp lại, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis hôm 30-6 khẳng định nước ông không có ý định rời Eurozone ngay cả khi không có tiền để trả nợ IMF đúng hạn. Ông Varoufakis cũng cảnh báo Athens sẽ có những động thái pháp lý để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào nhằm trục xuất nước này khỏi Eurozone.

Theo Reuters, đa số người dân Hy Lạp vẫn muốn sử dụng đồng euro và ở lại EU. Chính phủ ông Tsipras đã đúng khi chỉ ra rằng những hiệp ước thành lập Eurozone hoặc ràng buộc 28 thành viên EU không có điều khoản về việc trục xuất. Chỉ có Hiệp ước Lisbon của EU, có hiệu lực từ năm 2009, mới đưa ra khả năng một nước thành viên rời khỏi khối.

Nhận thấy những hậu quả khôn lường của kịch bản Grexit (Hy Lạp rời khỏi Eurozone), các nhà lãnh đạo EU để ngỏ khả năng tìm kiếm thỏa thuận với Athens. Ông Jeroen Dijsselbloem, Chủ tịch Eurogroup (Hội nghị Các bộ trưởng tài chính Eurozone), nói các cuộc gặp với Hy Lạp vẫn có thể diễn ra trong thời gian tới.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng bất kỳ cuộc thương thảo mới nào nên diễn ra sau khi trưng cầu ý dân kết thúc. Trong khi đó, ông Tsipras cũng nói sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán sau khi biết được quan điểm của người dân.

 

Không chỉ thiệt hại kinh tế

Việc không giải quyết được khủng hoảng nợ Hy Lạp không chỉ khiến đồng euro rớt giá và các thị trường chứng khoán sụt giảm. Nếu bị “đá” khỏi Eurozone, Hy Lạp có thể trả đũa bằng cách rời NATO, ngăn chặn các biện pháp trừng phạt Nga của EU vì vấn đề Ukraine hoặc buộc Mỹ rời căn cứ hải quân trên đảo Crete.

“Việc Hy Lạp rơi vào hỗn loạn sẽ tác động tiêu cực về mặt chiến lược lên châu Âu rồi đến Mỹ. Cuộc khủng hoảng này không chỉ gây thiệt hại về tiền bạc” - ông James Stavridis, Đô đốc Mỹ về hưu và từng là Tư lệnh tối cao NATO, nhận định với trang tin Bloomberg.

Một mối bận tâm khác là sự gia tăng của dòng người tị nạn từ Libya và Syria đến châu Âu, trong đó có thể có những phần tử khủng bố hoặc cực đoan.

Bà Heather Conley, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), lo ngại chính phủ Hy Lạp không thể kiểm soát được biên giới, từ đó để người di cư “thoải mái vào châu Âu”. Ngoài ra, Athens còn có thể tìm kiếm đồng minh kinh tế bên ngoài EU, trong đó có Trung Quốc.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo