xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khởi đầu mới

Hoàng Phương

Chuyến công du Ấn Độ trong tuần này của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi đây là lần tiếp xúc cấp cao nhất giữa Washington và chính phủ mới nhậm chức của Thủ tướng Narendra Modi.

Lần tiếp xúc này được xem là dịp để 2 nước tìm kiếm sự khởi đầu mới trong quan hệ song phương theo sau những bất đồng về ngoại giao và thương mại, như vụ Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại New York bị bắt do cáo buộc gian lận visa, tranh cãi về quyền sở hữu trí tuệ, luật hạt nhân dân sự của Ấn Độ…

Vào thời điểm một số cuộc khủng hoảng trên thế giới đang đòi hỏi sự quan tâm của Mỹ, chuyến đi lần này của ông Kerry và kế hoạch thăm New Delhi tuần tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phần nào cho thấy Washington vẫn xem quan hệ với Ấn Độ là một ưu tiên và muốn thúc đẩy nó dưới thời ông Modi. Điều này thể hiện qua phát biểu của ngoại trưởng Mỹ sau cuộc gặp người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj: “Giờ là thời điểm không thể chín muồi hơn để hiện thực hóa những tiềm năng không thể tin được trong quan hệ giữa 2 nước”.

Động lực để 2 nước tái khởi động quan hệ chính là những lợi ích chung về kinh tế, quốc phòng, công nghệ, khoa học… Ông Milan Vaishnav, chuyên gia Ấn Độ tại Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Carnegie Endowment, nhận định 2 nước có thể dễ dàng gạt bất đồng sang một bên để theo đuổi những gì mang lại lợi ích cho nhau. Theo ông, việc quan hệ Mỹ - Ấn trở nên tốt hơn hay xấu thêm sẽ tùy thuộc vào “sức khỏe” của nền kinh tế Ấn Độ.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) hôm 1-8 Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) hôm 1-8 Ảnh: REUTERS

“Chính phủ mới của Ấn Độ nhận thấy rằng họ sẽ cần đến Mỹ nếu muốn thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển theo đúng như những gì đã cam kết với cử tri. Trong khi đó, nếu nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng, Mỹ cũng sẽ hưởng lợi và bất kỳ tranh cãi nào cũng sẽ trở thành thứ yếu” - ông Vaishnav nhận định.

Về mặt chiến lược, 2 bên cũng cần có nhau để trở thành đối trọng với một Bắc Kinh đang trỗi dậy mạnh mẽ trong khu vực. Nếu quan hệ kinh tế Mỹ - Ấn Độ ngày một phát triển, 2 nước này có thể giảm bớt sự phụ thuộc hiện có vào nền kinh tế Trung Quốc. Ngoài lĩnh vực kinh tế, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama còn tìm cách cải thiện quan hệ quốc phòng với Ấn Độ, bên cạnh những đối tác khác, nhằm kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc.

Lầu Năm Góc đang tăng cường các hoạt động trao đổi quân sự với Ấn Độ, mới đây nhất là cuộc tập trận chung Malabar với sự tham gia của Nhật Bản. Các công ty quốc phòng Mỹ cũng hy vọng ký thêm các hợp đồng bán vũ khí cho quốc gia Nam Á này khi quan hệ song phương nồng ấm hơn.

Ronald Granieri, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu về Mỹ và phương Tây thuộc Viện Nghiên cứu chính sách nước ngoài (Mỹ), đúc kết: “Mỹ muốn có quan hệ tốt hơn với Ấn Độ khi nước này bắt đầu xem Trung Quốc là một đối thủ chiến lược. Tương tự, người Ấn Độ cũng muốn có quan hệ tốt với Mỹ”. Mong muốn này có thể được kiểm chứng rõ hơn trong chuyến công du Mỹ sắp tới của ông Modi, dự kiến diễn ra trong tháng 9. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo