xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không quay lưng với Nga

HUỆ BÌNH

Đức và Pháp e ngại một khi Nga quyết định hành động quân sự, không chỉ Ukraine mà cả châu Âu sẽ gánh chịu hậu quả tàn khốc

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande thể hiện rõ sự khẩn trương khi họ bỏ qua các nghi thức ngoại giao thông thường để đến Moscow - Nga tối 6-2. Thay vào đó, họ đi thẳng vào Điện Kremlin để gặp tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.

Loại trừ giải pháp quân sự

Năm giờ bàn luận sau cánh cửa đóng kín không đạt được thỏa thuận cụ thể nào để chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, ngoài cam kết duy trì các cuộc đàm phán và cùng soạn thảo một văn kiện chung về việc thực thi thỏa thuận hòa bình Minsk đạt được hồi tháng 9-2014. Dù vậy, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lạc quan nói cuộc đàm phán “mang tính xây dựng”.

Phát biểu về sáng kiến hòa bình Pháp - Đức, Tổng thống Pháp Hollande ngày 7-2 nhấn mạnh đó là nỗ lực cuối cùng nhằm chấm dứt giao tranh ở Ukraine. “Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra sáng kiến này. Nếu không thể đi đến một thỏa hiệp hay một thỏa thuận hòa bình lâu dài, chúng ta biết chắc kịch bản gì sẽ xảy ra. Đó là chiến tranh” - ông Hollande nói.

Lần đầu lên tiếng kể từ sau cuộc họp ở Moscow, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga không có kế hoạch gây chiến với bất cứ quốc gia nào.

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande  (bìa phải) hôm 6-2 Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin

và Tổng thống Pháp Francois Hollande (bìa phải) hôm 6-2 Ảnh: REUTERS

 

Theo trang Sputnik News, kế hoạch hòa bình mới tiếp tục được thảo luận giữa các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Nga và Ukraine qua điện thoại vào ngày 7-2 (giờ địa phương). Cùng ngày, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Anatoliyovych Klimkin tuyên bố Kiev không có ý định cắt đứt quan hệ ngoại giao và kinh tế với Moscow. “Nếu cắt đứt quan hệ ngoại giao, các cuộc đàm phán sẽ phải tiến hành thông qua trung gian. Tôi hết sức nghi ngại về việc đạt được kết quả tốt đẹp khi bàn về Ukraine mà lại vắng mặt chúng tôi” - ông Klimkin trả lời phỏng vấn tờ Zerkalo Nedeli.

Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng trở thành chủ đề bao trùm Hội nghị An ninh Munich lần thứ 51, diễn ra ở Đức từ ngày 6 đến 8-2. Các diễn giả được mong đợi nhất ngày 7-2 là Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Dù thừa nhận chưa rõ cuộc đàm phán ở Moscow có mang lại kết quả tích cực hay không nhưng Thủ tướng Merkel khẳng định châu Âu dự định duy trì an ninh cùng Nga, chứ không chọn con đường chống lại nước này. “Tôi cho rằng có thêm vũ khí không giúp ích gì cho tình hình ở Ukraine. Không thể giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine bằng giải pháp quân sự” - bà Merkel nhấn mạnh.

Cũng có mặt tại Munich, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon tuyên bố London ủng hộ nỗ lực mới của các nhà lãnh đạo Đức, Pháp; đồng thời cho rằng cung cấp vũ khí cho Kiev chỉ làm gia tăng căng thẳng.

Rạn nứt châu Âu - Mỹ

Trái lại, tư lệnh hàng đầu của NATO, Tướng Không quân Mỹ Philip Breedlove, không loại trừ khả năng “giải pháp quân sự” cho Ukraine. Giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu có vẻ rạn nứt sau khi Washington cân nhắc cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.

Kênh truyền hình RT của Nga dẫn lời ông Brian Becker, Chủ tịch Liên minh chấm dứt chiến tranh và phân biệt chủng tộc (ANSWER), đánh giá: “Dường như Mỹ đang lo ngại châu Âu có thể tiến hành những bước đi độc lập vì những lợi ích của họ”. Tờ Expert (Nga) cho rằng Đức và Pháp e ngại chiến sự ở miền Đông Ukraine càng leo thang thì thương lượng càng trở nên muộn màng. Một khi Moscow quyết định hành động quân sự, không chỉ Ukraine mà cả châu Âu sẽ phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc, theo tờ báo.

Từ Washington, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain chỉ trích đường lối ôn hòa của Berlin trong vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine. Trong khi đó, gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu ở Brussels - Bỉ hôm 6-2, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ và châu Âu phải sát cánh về vấn đề Ukraine, đồng thời chỉ trích Tổng thống Nga Putin làm căng thẳng gia tăng tại Ukraine. Đáp lại, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cam kết Liên minh châu Âu (EU) sẽ cùng Mỹ giữ nguyên áp lực đối với Nga.

Trong khi đó, với nhận định hỗ trợ vũ khí cho Ukraine sẽ rất nguy hiểm, cây bút Martin Sieff của tờ Post-Examiner chỉ ra chính phủ Kiev chính là “kẻ khó lường” hiện nay. Vốn được phương Tây hậu thuẫn nhưng Kiev có vẻ đang vượt ngoài tầm kiểm soát để “chơi theo luật riêng của họ”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo