xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiềm chế vì đại cuộc

Hoàng Phương

Kể từ khi xảy ra vụ tấn công khủng bố liên hoàn tại thủ đô Paris - Pháp hôm 13-11, thế giới chứng kiến quyết tâm chưa từng có của các nước, kể cả những cường quốc đang đối đầu nhau, trong việc hợp tác tìm giải pháp chấm dứt cuộc nội chiến Syria - một yếu tố góp phần làm gia tăng sức mạnh và tầm với của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Bước tiến đó giờ đây bị đe dọa bởi vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga trong tuần này.

Đột nhiên, sự quan tâm của dư luận lại chuyển từ mối đe dọa của IS sang nguy cơ Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdorgan - 2 nhà lãnh đạo đầy cá tính - sẽ tính toán sai những phản ứng sau vụ việc, từ đó có thể lôi kéo các đồng minh của Ankara trong NATO vào một cuộc xung đột trực tiếp với Moscow ở Syria.

Một kết cục như thế có thể dập tắt hy vọng mong manh về một nền hòa bình lâu dài cho Syria và một liên minh đáng tin cậy để tiêu diệt IS.

 

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria Ảnh: Sputnik
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria Ảnh: Sputnik

 

Căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ càng leo thang bởi thực tế hai nước này đang theo đuổi những mục tiêu khác nhau ở Syria. Nga vào cuối tháng 9 qua bắt đầu không kích những lực lượng bị xem là chống đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Trái lại, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu, đòi ông Assad phải từ chức trước khi tìm kiếm bất kỳ giải pháp chính trị nào cho cuộc khủng hoảng. Vì thế, theo báo The New York Times, sự bất mãn trong lòng chính quyền ông Erdogan chỉ có tăng, chứ không hề giảm, khi chứng kiến chiến dịch quân sự của Nga kéo dài.

Ông Soner Cagaptay, một nhà phân tích tại Viện Washington về chính sách cận Đông, cho rằng tham vọng của người Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây đã bị “giảm cấp” - từ lật đổ ông Assad xuống còn duy trì một chỗ ngồi tại bàn đàm phán về tình hình Syria. “Điều này đòi hỏi sự hiện diện của lực lượng phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Syria. Việc Nga ném bom các vị trí của lực lượng này ở miền Bắc Syria không chỉ khiến Ankara bị tổn thương mà còn có nguy cơ mất tiếng nói ở Syria trong thời gian tới” - ông Cagaptay nhận định.

Trong một dấu hiệu cho thấy tình hình vẫn chưa đến mức vượt tầm kiểm soát, nhiều nhà lãnh đạo NATO dù lên tiếng ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng vẫn lên tiếng kêu gọi sự bình tĩnh và xuống thang căng thẳng. Thông điệp của họ là rõ ràng:

Chỉ một vụ bắn hạ máy bay không đủ là lý do để dẫn đến chiến tranh, trong lúc Nga đang đóng vai trò quan trọng trên “bàn cờ” Syria. Thêm một động thái tích cực khác: Tổng thống Putin khẳng định vẫn tiếp tục hợp tác với Mỹ và các đối tác trong cuộc chiến chống IS dù kèm theo cảnh báo sự hợp tác này có thể lâm nguy nếu xảy ra thêm bất kỳ vụ việc tương tự nào nữa.

Điều này càng nêu bật sự cấp thiết của việc thương thảo để tìm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria dù vụ Su-24 đang khiến quá trình này càng gặp nhiều thách thức hơn. Một số nhà phân tích tin rằng cả Nga lẫn phương Tây sẽ nỗ lực duy trì mức độ hợp tác như hiện nay ở Syria để đưa sự tập trung trở lại một vấn đề còn nghiêm trọng và cấp thiết hơn nhiều: Xóa sổ tổ chức khủng bố IS đang sẵn sàng phạm tội ác mọi lúc mọi nơi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo