xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lá bài tẩy của Triều Tiên

Phạm Nghĩa (Theo The Week)

(NLĐO) – Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dội 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào Syria hôm 7-4 nhưng đối với Triều Tiên, họ phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Các chuyên gia cho biết chính sách đối ngoại của Mỹ hiện giờ đang hướng về bán đảo Triều Tiên. Không như tại Syria, chính quyền Tổng thống Trump được cho là đặt nặng vấn đề an toàn khi xem xét những lựa chọn để giải quyết tình hình ở khu vực này.

Giới chức phương Tây lo ngại nếu Mỹ tính toán sai lầm, các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản, thậm chí cả bản thân Washington cũng có thể gánh chịu thảm họa.

Cách đây ít lâu, ông chủ Nhà Trắng đã nói rằng trong trường hợp Trung Quốc không giúp kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của nước láng giềng Triều Tiên, Mỹ sẽ làm điều đó một mình.

Nhóm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson của Mỹ đã được lệnh tới bán đảo Triều Tiên. Sau đó, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố “kỷ nguyên kiên nhẫn chiến lược của Mỹ dành cho Triều Tiên đã kết thúc”. Còn Bình Nhưỡng vừa cảnh báo công dân nước này về một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra “bất cứ lúc nào”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Tuy nhiên, có không ít lý do để tin rằng tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ không vượt tầm kiểm soát và ông Trump sẽ hành động khôn ngoan, có trách nhiệm.

Trên thực tế, mấu chốt không nằm ở ông Trump mà nằm ở chính quyền Seoul. Bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh nên Hàn Quốc đã hết sức kiềm chế - ngoài việc chỉ trích và lên án các vụ thử hạt nhân và tên lửa của miền Bắc – để tránh một cuộc xung đột tiềm tàng.

Ngay từ những năm 1960, Triều Tiên thừa nhận không thể kích động làn sóng bạo động bên trong lãnh thổ Hàn Quốc nên chuyển sang tìm cách ám sát tổng thống nước này. Năm 1987, một điệp viên Triều Tiên cố tình cho nổ tung một máy bay Hàn Quốc nhằm kích động tình trạng bất ổn trước thềm Thế vận hội Seoul. Tuy nhiên, Hàn Quốc tiếp tục giữ tình hình trong mức kiểm soát.

Suy cho cùng, không một quốc gia nào trong khu vực muốn thay đổi mạnh mẽ hiện trạng dù Triều Tiên vẫn đều đặn thử vũ khí hạt nhân và đưa ra những tuyên bố khiêu khích. Sự sụp đổ của Triều Tiên sẽ là mối nguy lớn đối với khu vực. Thứ nhất, người tị nạn từ Triều Tiên có thể tràn sang Hàn Quốc với số lượng lớn, gây nên làn sóng bất ổn. Thứ hai, Trung Quốc – đồng minh thân cận của Triều Tiên – sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc thiết lập và duy trì một chính phủ chuyển tiếp ở Bình Nhưỡng, điều không ai mong muốn.

Ngay cả khi Mỹ phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng, hạ gục chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản vẫn có khả năng hứng chịu những thiệt hại to lớn.

Nhưng, các chuyên gia cho rằng vụ thử tên lửa “thất bại” hôm 16-4 của Bình Nhưỡng được xem là tín hiệu khả quan bởi khả năng quân sự của Triều Tiên có thể không như những lời phóng đại mặc dù khó đoán.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo