xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo ngại việc bồi đắp trên biển Đông

DƯƠNG NGỌC - LỤC SAN

Tình hình biển Đông tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 tổ chức ở thủ đô Nay Pyi Taw - Myanmar ngày 12-11, lãnh đạo các nước ASEAN tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình biển Đông.

Một mặt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông; nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển 1982, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ và hiệu quả quy định trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đặc biệt là điều 5 của tuyên bố (về việc không thay đổi hiện trạng trên biển Đông - PV), thực hiện kiềm chế và không làm phức tạp thêm căng thẳng; mặt khác, các nhà lãnh đạo đẩy mạnh thương lượng thực chất giữa ASEAN - Trung Quốc để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25

Ảnh: TTXVN

 

Phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm. Những việc làm này trái với DOC.

Do đó, ASEAN cần chủ động và có trách nhiệm hơn nữa trong duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; tiếp tục yêu cầu các bên liên quan tôn trọng và thực hiện đầy đủ DOC và luật pháp quốc tế. Đồng thời, ASEAN cần triển khai mạnh mẽ những nội dung đã thống nhất, đặc biệt là các biện pháp “thu hoạch sớm” song song với tiến trình đàm phán COC.

Về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và định hướng ASEAN sau năm 2015, các nhà lãnh đạo nhất trí vào thời điểm quan trọng chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015, hơn lúc nào hết, ASEAN cần duy trì đoàn kết, thống nhất, chủ động và tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm và tiếng nói chung trong những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực.

Về lộ trình xây dựng cộng đồng, các nhà lãnh đạo đánh giá cao kết quả đạt được với tỉ lệ triển khai trên 80% và khẳng định sẽ nỗ lực thực hiện đúng hạn và hiệu quả các biện pháp còn lại trong lộ trình, trong đó ưu tiên các lĩnh vực kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển kinh tế đồng đều, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như an toàn hàng hải, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, dịch bệnh, thiên tai.

Kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25, lãnh đạo các nước ASEAN thông qua Tuyên bố Nay Pyi Taw về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 làm định hướng phát triển Cộng đồng ASEAN giai đoạn 2016-2025, Tuyên bố ASEAN về tăng cường năng lực Ban Thư ký ASEAN và nâng hiệu quả phối hợp các cơ quan ASEAN và Tuyên bố ASEAN về biến đổi khí hậu.

Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc gặp Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon tại Nay Pyi Taw. Theo TTXVN, Thủ tướng khẳng định Việt Nam mong muốn nhận được sự ủng hộ của LHQ trong việc ứng cử vào Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ 2016-2018 và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020-2021.

Tổng Thư ký Ban Ki-moon chúc mừng Việt Nam được bầu làm ủy viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, đồng thời khẳng định quan điểm của LHQ là các tranh chấp trên biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở đối thoại, các bên không gây căng thẳng.

 

Phản ứng kiên quyết và phối hợp

Theo báo The Inquirer, Ban Thư ký ASEAN ra tuyên bố nêu rõ: “Các vấn đề quốc tế và khu vực thuộc mối quan tâm chung được đặt lên hàng đầu chương trình nghị sự, đặc biệt là những vấn đề ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực, chẳng hạn tranh chấp trên biển Đông”. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch ASEAN, Tổng thống Myanmar Thein Sein, nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình thông qua tôn trọng luật tự do hàng hải quốc tế.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh ASEAN phải phản ứng kiên quyết và phối hợp trước các diễn biến về địa chính trị, như tranh chấp ở biển Đông và các vấn đề an ninh như sự trỗi dậy của lực lượng Nhà nước Hồi giáo. Theo ông, nguy cơ leo thang xung đột ở biển Đông vẫn tiềm tàng với Trung Quốc, Philippines và Việt Nam nằm trong số các quốc gia khẳng định chủ quyền mạnh mẽ. Ông cho rằng giới chức ASEAN cần làm việc với Trung Quốc để xây dựng các mục tiêu và kết cấu của COC và hoàn tất trong năm tới các biện pháp “thu hoạch sớm”, như lập đường dây nóng cho các tình huống khẩn cấp trên biển, thỏa thuận cùng nhau kết thúc sớm việc soạn thảo COC.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo