xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lý Quang Diệu – Nhà lãnh đạo không khoan nhượng

H.Bình (Theo SCMP)

(NLĐO) – Người lập quốc Lý Quang Diệu ra đi trong khi chỉ còn 5 tháng nữa là Singapore kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (9-8).

Sự ra đi của ông sẽ mở ra một niềm hoài niệm sâu sắc chứ không phải bất kỳ bất ổn chính trị hay kinh tế nào của Singapore.

Mặc dù là một phần không nhỏ trong đời sống của Singapore suốt 5 thập kỷ nhưng ông đã rời hẳn quyền lực kể từ năm 2011.

 

Ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Straits Times
Ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Straits Times

 

Ông Lý Quang Diệu bên cạnh vợ và các con. Ảnh: SINA
Ông Lý Quang Diệu bên cạnh vợ và các con. Ảnh: SINA

 

Chính trị gia xuất sắc

Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16-9-1923 trong một gia đình khá giả người Hoa cư trú ở Singapore từ thế kỷ thứ 19. Ông là một luật sư, từng theo học ngành luật tại Đại học Fitzwilliam (Anh) sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Dù được nhận vào một tòa án ở đây năm 1950 nhưng thay vì làm ở Anh, ông đã quyết định quay trở về Singapore. Năm 1954, là một luật sư chuyên nghiệp, ông Lý Quang Diệu và những người đồng chí hướng thành lập đảng Hành động Nhân dân (PAP).

Khi Singapore tự trị vào năm 1959, ông dẫn dắt PAP giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử và trở thành thủ tướng đầu tiên của quốc gia này ở tuổi 36. Sau khi Thủ tướng Malaysia Tunku Abdul Rahman đề nghị thành lập một liên bang gồm Mã Lai, Singapore, Sabah, Sarawak và Brunei vào năm 1961, ông Lý Quang Diệu khởi phát chiến dịch sáp nhập với Malaysia nhằm chấm dứt sự cai trị của người Anh.

Singapore tham gia liên bang Malaysia năm 1963 nhưng khi xảy ra các căng thẳng chính trị, Singapore đã rút khỏi liên bang đó ngày 7-8-1965. Ngày 9-8-1965, Singapore tuyên bố là đất nước độc lập.

Ông Lý làm thủ tướng cho đến năm 1990, khi ông hoàn thành quá trình chuyển giao lãnh đạo cho thế hệ thứ 2. Con trai cả của ông – Lý Hiển Long - trở thành thủ tướng thứ ba của Singapore.

 

Vợ chồng ông Lý Quang Diệu và Thủ tướng Lý Hiẻn Long Ảnh: SINA

Vợ chồng ông Lý Quang Diệu và Thủ tướng Lý Hiển Long Ảnh: SINA

 

Dấu ấn Singapore

Ông Lý Quang Diệu nổi tiếng khắp thế giới nhờ công đưa đất nước nhỏ bé trở thành một trong các quốc gia giàu có trên thế giới nhờ quan điểm kiên quyết không khoan nhượng.

Xuất phát từ một đầm lầy nghèo nàn, Singapore ngày ấy trong mắt ông Lý Quang Diệu là "không có các yếu tố cơ bản làm nên một quốc gia". "Chúng tôi không có dân tộc đồng nhất, ngôn ngữ, văn hóa và vận mệnh chung" - ông nói trong cuộc phỏng vấn với tờ International Herald Tribune năm 2006. Đã vậy, Singapore còn thiếu thốn tài nguyên và nguồn cấp nước, khả năng phòng thủ rất hạn chế.

Trong hơn ba thập kỷ cầm quyền, ông Lý Quang Diệu đã thể hiện mình là nhà lãnh đạo xuất chúng với những quyết sách đầy tính chiến lược nhằm tạo nên một quốc gia Singapore hùng mạnh về kinh tế, một trung tâm tài chính và công nghệ cao lớn nhất khu vực, một xã hội hiện đại-văn minh, một địa điểm an toàn và hấp dẫn các nhà đầu tư đồng thời là nơi “đáng sống” của rất nhiều những cá nhân tài năng từ khắp nơi trên thế giới.

Việc chọn tiếng Anh làm một trong bốn loại ngôn ngữ chính đã giúp Singapore theo kịp đà phát triển của thế giới. Mặt khác, ông Lý Quang Diệu còn tận dụng ngay bộ máy hành chính mà người Anh đã xây dựng ở Singapore trong hơn 100 năm đô hộ nhằm tiếp thu mọi “di sản” của một nền hành chính hiện đại.

Ảnh hưởng của ông Lý vượt ra ngoài biên giới của Singapore, nước này là hình mẫu về phát triển kinh tế cho nhiều nước khác. Ông Lý Quang Diệu nhận được sự tôn trọng của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

 

Singapore giành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao, Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên của quốc gia này vào ngày 3-6-1959. Ảnh: The Online Citizen
Singapore giành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao, Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên của quốc gia này vào ngày 3-6-1959. Ảnh: The Online Citizen

 

Trọng nhân tài và chống tham nhũng

Ông Lý Quang Diệu đưa ra các biện pháp nhằm loại trừ triệt để tình trạng tham nhũng, đưa ra chương trình nhà ở giá thấp và kế hoạch công nghiệp hóa nhằm tạo công ăn việc làm. Ngoài ra, ông cũng nỗ lực phát triển đồng đều các nhóm sắc tộc đa dạng nhằm tạo bản sắc Singapore độc đáo dựa trên nền tảng đa văn hóa.

Ông Lý Quang Diệu nói: “Sự sống còn của Singapore hoàn toàn dựa vào sự liêm khiết và hiệu suất của các bộ trưởng và quan chức cao cấp của Chính phủ”. Theo ông, muốn chống tham nhũng tốt và muốn thu hút được nhân tài, quan chức chính phủ phải được trả lương xứng đáng.

Có thể nói, chính sách xuyên suốt và quan trọng hàng đầu mà ông Lý Quang Diệu áp dụng - và được các thế hệ lãnh đạo Singapore kiên trì theo đuổi - chính là trọng dụng nhân tài.

Năm 1985, ông Lý Quang Diệu nói rằng Singapore có 676 người giàu với thuế thu nhập nộp ngân sách còn cao hơn lương các bộ trưởng. Thế nhưng, 3 bộ trưởng tài chính, quốc phòng và nhà ở có vai trò quan trọng cho đất nước Singapore hơn 676 người giàu kia. Từ đó, ông Lý Quang Diệu quyết tâm tăng lương cho các vị trí chủ chốt lãnh đạo đất nước. Hiện nay, tiền lương của các bộ trưởng và thủ tướng Singapore thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Lương của Thủ tướng Singapore khoảng 2,2 triệu USD một năm, cao hơn nhiều lần so với thủ tướng Nhật và tổng thống Mỹ.

 

Ông Lý Quang Diệu vào năm 1965. Ảnh: SINA
Ông Lý Quang Diệu vào năm 1965. Ảnh: SINA

 

Bàn tay thép

Trong 31 năm làm thủ tướng, ông Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo không khoan nhượng. Ông xử lý dứt khoát với cánh tả, những người theo đuổi chính trị dựa vào phân biệt chủng tộc và chia rẽ xã hội.

Bị ám ảnh bởi khả năng kinh tế dễ bị tổn thương sau khi độc lập, Lý Quang Diệu lèo lái Singapore với một ý chí thép, can thiệp mạnh vào đời sống người dân để cố gắng làm lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi thói quen xấu trong xã hội.

Chính điều này, cộng với việc thắt chặt kiểm soát báo chí, mạnh tay loại trừ các đối thủ chính trị, khiến ông Lý bị nhiều nhóm nhân quyền chỉ trích. Nhưng ông Lý không lay chuyển: "Ai quản lý Singapore cũng phải có bàn tay thép. Không thì bỏ cuộc đi. Tôi đã dành cả đời mình xây dựng Singapore và chứng nào tôi còn nắm quyền, không ai được phép phá vỡ nó" - ông nói năm 1980.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo