xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mặt trận mới chống Trung Quốc?

Thu Hằng

Malaysia bất ngờ cứng rắn với Trung Quốc, trái với cách tiếp cận mềm mỏng và ít gây chú ý đối với các tranh chấp trên biển Đông trước đây

Quốc vụ khanh Úc về ngoại giao và thương mại Peter Varghese vừa bác bỏ nhận định rằng Úc, Ấn Độ và Nhật đang hình thành một “mặt trận chống Trung Quốc” sau khi 3 nước này khởi động cuộc đối thoại 3 bên về các vấn đề an ninh, trong đó có tình hình biển Đông.

Thông tin này được báo The Hindu đăng hôm 9-6, một ngày sau khi cuộc đối thoại nêu trên diễn ra lần đầu tiên ở New Delhi, sau nhiều năm ngần ngại do sức ép của Trung Quốc.

Ông Varghese, đại diện của Úc tại đối thoại, cho biết ông cùng Quốc vụ khanh Ấn Độ phụ trách đối ngoại Subrahmanyam Jaishankar và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đã thảo luận về những lo ngại trước việc Trung Quốc cải tạo đất phi pháp ở biển Đông. “Tốc độ và quy mô cải tạo đất của Trung Quốc đang gây quan ngại trong khu vực. Đây là vấn đề mà chúng tôi và các nước ASEAN đã bày tỏ công khai” - ông Varghese nói.

Vị quan chức ngoại giao hàng đầu của Úc này cũng khẳng định các thành viên tại cuộc đối thoại hy vọng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) sẽ được Trung Quốc và ASEAN nhất trí. Dù ông Varghese nhấn mạnh cuộc họp không nhằm trực tiếp vào bất cứ nước nào nhưng việc công khai chỉ trích hành động ngang ngược của Bắc Kinh ở biển Đông đã cho thấy hành động dứt khoát và mạnh mẽ của các bên tham gia. Trong khi đó, tại TP Perth - Úc, Ấn Độ và Úc cũng bắt đầu bàn kế hoạch tập trận hải quân song phương lần đầu tiên.

 

Bức ảnh được Bộ trưởng An ninh quốc gia Malaysia Shahidan Kassim khẳng định là tàu Trung Quốc  thả neo ở bãi đá LuconiaẢnh: FACEBOOK

Bức ảnh được Bộ trưởng An ninh quốc gia Malaysia Shahidan Kassim khẳng định là tàu Trung Quốc

thả neo ở bãi đá Luconia. Ảnh: FACEBOOK

 

Trong một diễn biến khác, Nhật Bản có ý định cử 1 máy bay tuần tra P3-C Orion đến Philippines để tham gia diễn tập tìm kiếm và cứu hộ trong tuần này. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Nhật Bản muốn tăng cường quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á trong nỗ lực mở rộng hiện diện quân sự ở biển Đông.

Thực tế này đang chứng minh nhận định không lâu trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter: Hành động của Trung Quốc khiến các nước trong khu vực xích lại gần nhau hơn.

Đáng chú ý, Malaysia vốn có cách tiếp cận mềm mỏng và ít gây chú ý đối với các tranh chấp trên biển Đông nhưng hôm 8-6 đã bất ngờ thể hiện thái độ cứng rắn với tuyên bố sẽ phản đối việc một tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước này ở phía Bắc đảo Borneo.

“Đó không phải vùng chồng lấn. Chúng tôi sẽ phản đối qua đường ngoại giao” - Bộ trưởng An ninh quốc gia Malaysia Shahidan Kassim cho biết trong cuộc phỏng vấn trên báo The Street Journal. Quan chức này nhấn mạnh rằng Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ nêu trực tiếp vụ việc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tuần trước, bộ trưởng Kassim đăng trên tài khoản Facebook cá nhân một bức ảnh mà ông khẳng định là tàu của Trung Quốc thả neo ở bãi đá Luconia. Đây là vùng đảo đá ngầm và rạn san hô cách đảo Borneo của Malaysia 150 km về phía Bắc, trong khi cách đất liền Trung Quốc tới 2.000 km. Malaysia khẳng định bãi đá này nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 8-6 nói không biết gì về những cáo buộc trên của Malaysia. Tuy nhiên, Tư lệnh Hải quân Malaysia Abdul Aziz Jaafar hôm 9-6 khẳng định tàu Trung Quốc vẫn chưa chịu rời đi và mỗi lần phía Malaysia tìm cách liên lạc đều không nhận được phản hồi.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao Malaysia Othman Hashimn hôm 8-6 cho biết COC là một trong những vấn đề mà Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN (SOM ASEAN) hôm 8-6 đề xuất bàn thảo tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM 48), dự kiến diễn ra vào tháng 8 ở Kuala Lumpur.

 

Tướng Trung Quốc thăm Mỹ

Tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, hôm 8-6 đã đến Mỹ trong chuyến thăm kéo dài 6 ngày.

Theo kế hoạch, ông Phạm thăm 3 căn cứ quân sự, tàu sân bay USS Ronald Reagan và một nhà máy của hãng Boeing trước khi đến Washington. Tướng Phạm sẽ được Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Ashton Carter tiếp tại Lầu Năm Góc trong ngày 11-6.

Một ngày sau, ông gặp các quan chức ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng. Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết ông Phạm đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập chương trình nghị sự cho Đối thoại Kinh tế chiến lược Mỹ - Trung, dự kiến diễn ra ở Washington cuối tháng này.

Chuyến đi nêu trên diễn ra trong bối cảnh Washington chỉ trích ngày càng mạnh mẽ hành động cải tạo đất phi pháp của Bắc Kinh ở biển Đông. Ngoài ra, vấn đề an ninh mạng nóng trở lại sau khi tin tặc Trung Quốc bị nghi đứng đằng sau vụ tấn công hệ thống máy tính của chính phủ liên bang Mỹ mới đây, khiến dữ liệu của 4 triệu nhân viên bị đánh cắp. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 8-6 cam kết tăng cường khả năng phòng thủ mạng và thúc giục quốc hội thông qua luật về an ninh mạng.

Hoàng Phương

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo