xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mối quan hệ với Moscow

NGÔ SINH

Bà Yulia Tymoshenko là người duy nhất trong số các thủ lĩnh đối lập ở Ukraine có thể tìm được tiếng nói chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Trong hơn 2 thập kỷ qua, cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko là phụ nữ duy nhất nổi lên như một thủ lĩnh chính trị ở một quốc gia thuộc Liên Xô trước đây. Với ý nghĩa đó, báo The Australian gọi bà là Aung San Suu Kyi của châu Âu. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, có thể nói nước Nga và chính quyền Moscow luôn có một sự ảnh hưởng nhất định đến số phận của bà.

Quân bài thí của Medvedev

Dư luận cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để nói Moscow sẽ hành động cụ thể ra sao đối với tình hình ở Ukraine hoặc liệu ông Yanukovych chịu đầu hàng hay không. Trong bản tin “Yulia Tymoshenko được trả tự do, Putin lúng túng”, Reuters nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị “trúng đòn” khi ông Yanukovych chạy trốn khỏi Kiev. Ông Putin cũng bị “vạ lây” khi bà Tymoshenko thoát khỏi sự giam cầm. Đúng là chẳng ai biết được tuần qua thực sự có ý nghĩa gì về thực tiễn và chính trị đối với Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) từ lâu đã xem Tymoshenko là một tù nhân chính trị và sự tự do của bà vẫn là điều kiện tiên quyết được khối này đưa ra để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ukraine trong suốt nhiều năm đàm phán.

Dữ liệu tình báo toàn cầu do website WikiLeaks công bố cho thấy các nhà lãnh đạo chính trị ở Nga có thể đứng đằng sau bí mật của sự kiện bà Tymoshenko bị đẩy vào vòng tù tội năm 2011. Cụ thể: “Khi Tymoshenko và Yanukovych đến Moscow vào cuối năm 2009, phía Nga đã báo tin riêng cho Yanukovych rằng họ muốn dứt bỏ sự ủng hộ đối với bà Tymoshenko nếu như ông ta chấp thuận bản yêu sách của nhà lãnh đạo Putin. Tất nhiên, ông Yanukovych chớp ngay lấy thời cơ này”. Hậu quả,  Yanukovych đã bị EU chỉ trích nặng nề vì đã giam giữ bà Tymoshenko và để tỏ thái độ phản đối, nhiều nhà ngoại giao đã hủy bỏ cuộc đàm phán cấp cao với ông ta. Sau đó, Yanukovych phủ nhận cáo buộc rằng ông ta đã sắp xếp phiên xét xử chống lại bà Tymoshenko để bản thân thoát khỏi một đối thủ chính trị nặng ký.

Bà Yulia Tymoshenko cùng 2 nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Dmitry Medvedev
tại cuộc tiếp xúc ngày 17-1-2009 Ảnh: WIKIPEDIA
Bà Yulia Tymoshenko cùng 2 nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Dmitry Medvedev tại cuộc tiếp xúc ngày 17-1-2009 Ảnh: WIKIPEDIA

Trong mối quan hệ giữa Moscow và Kiev, người ta quan ngại rằng ông Yanukovych có thể vượt quá các giới hạn với Điện Kremlin. Theo WikiLeaks, các thư điện tử của Công ty An ninh Stratfor tiết lộ rằng Tổng thống Nga (lúc đó) Dmitry Medvedev đã thỏa thuận với Thủ tướng (lúc đó) Vladimir Putin để gạt bỏ bà Tymoshenko, buộc Yanukovych ở trong giới hạn của ông ta. Tài liệu mật vừa nêu viết: “Đây là một loại bài kiểm tra đối với Medvedev. Điều đó giải thích lý do vì sao hành vi trên xuất phát từ Medvedev, chứ không phải là Putin. Vấn đề là Medvedev sẽ sử dụng đòn bẩy nào để đưa Yanukovych trở lại giới hạn của mình”. Báo International Business Times đưa tin: Một nhà ngoại giao cấp cao thân phương Tây đáng tin cậy ở Kiev cho biết ông Medvedev chưa bao giờ có thiện cảm với bà Tymoshenko. Medvedev giữ thái độ căm ghét Tymoshenko bởi vì bà không tỏ ra kính trọng ông và chỉ liên hệ với Putin mà thôi. Bức thư điện tử ghi tháng 9-2011 viết: “Ông Medvedev đã thề rằng sẽ giữ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych trong giới hạn nếu ông Putin dứt bỏ sự ủng hộ của mình dành cho Tymoshenko”.

Tiếng nói chung với Putin

Trong tình hình hiện nay, theo báo Vzglyad, khi Ukraine khởi động chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 5 tới, các chuyên gia Nga đã tin vào triển vọng của bà Tymoshenko. Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị Sergei Mikheyev khẳng định: “Yulia Tymoshenko có thể tìm được sự ủng hộ của cử tri ở cả miền Đông lẫn miền Tây đất nước, trong khi các thủ lĩnh đối lập khác đang đấu tranh chỉ vì sự ủng hộ của phương Tây”. Hơn nữa, điều quan trọng là bà Tymoshenko là người duy nhất trong số các thủ lĩnh đối lập có thể tìm được tiếng nói chung với ông Putin, trong khi nhà lãnh đạo Nga thậm chí sẽ không nói chuyện với các thủ lĩnh đối lập khác ở Ukraine.

Theo nhà bình luận chính trị này, ít ai tỏ ra nghi ngờ sự kiện Tymoshenko có kinh nghiệm nhiều hơn và nhờ đó mà bà gây được lòng tin ở người dân. Chuyên gia trên còn nhắc nhở rằng thủ lĩnh đối lập Arseniy Yatsenyuk chỉ là người đại diện bà Tymoshenko trong các cuộc chống đối trên quảng trường Độc Lập. Thậm chí, ông còn gọi Yatsenyuk là “cậu bé” nếu so với cựu Thủ tướng Tymoshenko. Lúc này đây, bà đã ra khỏi tù, “chắc hẳn cậu bé được tự do”. Ngoài ra, các chính khách còn lại khá yếu khi phụ thuộc vào những kẻ quá khích đã giúp họ thành công nhưng bây giờ phe đối lập không biết phải làm gì với những người này. Ông Mikheyev nhấn mạnh: “Vị thế của họ quá thấp nếu so với bà Tymoshenko. Đặc biệt, họ đã không cố công giải thoát Tymoshenko ra khỏi nhà tù nên lẽ nào bây giờ lại vui mừng khi bà được trả tự do”.

Giám đốc Học viện SNG Vladimir Zharikhin cũng chú ý đến điều đó. Ông nhận xét: “Không thể đánh giá được hết ưu thế của bà Tymoshenko. Ngoài các phẩm chất đã có trước đây, Tymoshenko còn không bị vấy máu của bất cứ phe phái nào và đó là sự khác biệt của bà trước tất cả mọi chính khách khác”. Trong khi đó, chuyên gia này cho rằng cơ hội của các thủ lĩnh đối lập khác không lớn vì đã nhiều lần bộc lộ điểm yếu và không thể nào giành được mối thiện cảm của người dân.

Các chuyên gia Nga cũng lưu ý rằng trong bất cứ trường hợp nào, cuộc vận động tranh cử ở Ukraine sẽ diễn ra ác liệt. Ông Mikheyev thừa nhận: “Để đạt được tính hợp pháp của cuộc bầu cử, các phe phái đối lập sẽ áp dụng tất cả mọi biện pháp có thể. Hơn nữa, còn một vấn đề là Moscow có công nhận cuộc bầu cử đó hay không. Nếu không, Nga sẽ không giao thiệp với họ”.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 25-2

“Ngoại giao khí đốt”

Khi Tymoshenko nối lại chức vụ thủ tướng vào năm 2007, bà đã đề xướng mối quan hệ trực tiếp giữa Nga và Ukraine liên quan đến hoạt động mua bán khí đốt. Cuộc xung đột về khí đốt nổ ra năm 2009 do thiếu hợp đồng khí đốt và món nợ 2,4 tỉ USD mà Ukraine chưa trả cho lượng khí đốt đã nhận được năm 2008. Ngày 1-1-2009, Công ty Năng lượng Nga Gazprom hoàn toàn ngưng bơm khí đốt sang Ukraine và đến ngày 4-1, Gazprom đề nghị bán khí đốt cho Ukraine với giá 450 USD/1.000 m3. Thủ tướng Nga lúc đó là Putin tuyên bố Ukraine phải trả 470 USD/1.000 m3 khí đốt thiên nhiên. Trong khoảng từ ngày 1 đến 18-1-2009, các nước Trung Âu và Đông Âu nhận được lượng khí đốt ít hẳn đi. Ngày 18-1-2009, sau 5 ngày đàm phán, 2 thủ tướng Putin và Tymoshenko đi đến thỏa thuận nối lại việc cung cấp khí đốt cho Ukraine và EU. Theo hợp đồng mới, năm 2009, giá khí đốt trung bình Ukraine phải trả là 232,98 USD/1.000 m3 trong khi các nước châu Âu khác phải trả trên 500 USD/1.000 m3.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo