xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một thỏa thuận, nhiều toan tính

Hoàng Phương

Nhà Trắng đang tăng tốc ngăn Ả Rập Saudi chạy đua hạt nhân với Iran, đồng thời thuyết phục Israel không tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran

Chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phát động một chiến dịch ngoại giao mạnh mẽ nhằm thuyết phục các đồng minh ở Trung Đông bớt lo lắng về thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được giữa nhóm P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) và Iran.

Điều khoản gây bất an

Theo báo The Wall Street Journal, giới chức Mỹ đã đề nghị tăng giá trị của gói viện trợ quân sự cho đồng minh chủ chốt Israel, hiện ở mức 3 tỉ USD. Ngoài ra, Washington cũng tìm cách đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí cho các nước Ả Rập và kế hoạch giúp họ phát triển khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chung.

Các nước trên cực kỳ bất an về thỏa thuận hạt nhân Iran là điều khoản cho phép lần lượt dỡ bỏ các biện pháp cấm vận vũ khí và công nghệ tên lửa đạn đạo mà Liên Hiệp Quốc áp đặt lên Iran sau 5 và 8 năm nữa. Vì thế, Nhà Trắng đang chạy đua để ngăn Ả Rập Saudi tham gia cuộc đua hạt nhân với Iran cũng như thuyết phục Israel không đơn phương tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran.

 

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Aston Carter (thứ 3 từ phải sang) được người đồng cấp Israel Moshe Yaalon đón tiếp tại Tel Aviv hôm 20-7Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Aston Carter (thứ 3 từ phải sang) được người đồng cấp Israel Moshe Yaalon

đón tiếp tại Tel Aviv hôm 20-7Ảnh: Reuters

 

Phát biểu khi trên đường đến thăm Israel hôm 19-7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhận định thỏa thuận hạt nhân Iran là giải pháp tốt vì giúp “loại bỏ một yếu tố nguy hiểm, đe dọa và không bền vững tại khu vực”.

Dù vậy, ông khẳng định Washington không từ bỏ “lựa chọn quân sự” để ngăn Tehran có vũ khí hạt nhân. Cũng theo ông chủ Lầu Năm Góc, chuyến công du lần này không nhằm làm thay đổi lập trường của Israel mà nhấn mạnh Mỹ vẫn quyết tâm bảo vệ đồng minh hàng đầu.

Sau Israel, ông Carter sẽ thăm Ả Rập Saudi và Jordan trong tuần này. Đến tháng tới, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến cũng đến khu vực để gặp người đồng cấp của 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (gồm Ả Rập Saudi, Qatar, Bahrain, Kuwait, Oman và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất).

Một loạt cuộc hội đàm này được cho là nhằm ấn định chương trình nghị sự cho các cuộc gặp giữa ông Obama và một số nhà lãnh đạo Trung Đông bên lề kỳ họp thường niên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong tháng 9.

Châu Âu tăng tốc

Song song với mặt trận đối ngoại, Nhà Trắng gửi thỏa thuận nói trên đến các nghị sĩ hôm 19-7 để họ xem xét trong 60 ngày. Chứng kiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu kêu gọi các nghị sĩ Mỹ bỏ phiếu bác bỏ thỏa thuận, Tổng thống Obama cảnh báo sẽ dùng quyền phủ quyết.

Tuy nhiên, quyền phủ quyết này sẽ bị vô hiệu hóa nếu có 2/3 nhà lập pháp của lưỡng viện quốc hội đồng lòng bỏ phiếu chống. Vì thế, chính quyền ông Obama đang tranh thủ tìm kiếm sự ủng hộ của các nghị sĩ Dân chủ để bù đắp sự phản đối mạnh mẽ của phe Cộng hòa.

Không như nội bộ nước Mỹ, ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí thông qua thỏa thuận hạt nhân Iran một cách nhanh chóng hôm 20-7. Trước đó một ngày, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Sigmar Gabriel dẫn đầu một phái đoàn đến Tehran để tìm kiếm cơ hội làm ăn. Rõ ràng, châu Âu muốn chớp thời cơ cải thiện quan hệ kinh tế, chính trị với Iran sau 12 năm đình trệ.

Cũng trong ngày 20-7, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua thỏa thuận hạt nhân Iran song các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vẫn có thể bị tái áp đặt trong 10 năm tới nếu Iran vi phạm thỏa thuận.

 

Cuộc đua cung cấp vũ khí

Các chuyên gia tin rằng Trung Quốc có thể cạnh tranh với Nga, Mỹ và các nước châu Âu trong cuộc đua cung cấp vũ khí cho Iran dù lệnh trừng phạt vũ khí còn hiệu lực 5 năm nữa.

Theo trang Want China Times (Đài Loan), nếu các lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Tehran được dỡ bỏ, Bắc Kinh có thể trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn nhất cho nước này. Trong trường hợp phương Tây từ chối bán vũ khí cho Iran thì đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc khi đó có thể là Nga.

Trước mắt, khi lệnh cấm còn hiệu lực, Bắc Kinh có thể “xí phần” bằng cách cung cấp cho Tehran những khí tài như máy bay vận tải quân sự hạng nhẹ và thiết bị điện tử quân sự (radar, hệ thống giao tiếp và kiểm soát tự động…).

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo