xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ không kích IS ở Syria: Lần đầu chiến đấu cơ tàng hình F-22 xung trận

P.Nghĩa - T.Hằng (Theo Reuters, BBC)

(NLĐO) - Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ và các nước đồng minh vừa tiến hành các đợt không kích đầu tiên chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) trên lãnh thổ Syria.

stealth F-22 jet

Lần đầu tiên chiến đấu cơ tàng hình F-22 xung trận

 

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Chuẩn đô đốc John Kirby, cho hay chiến đấu cơ, máy bay ném bom và tên lửa Tomahawk được sử dụng phối hợp trong đợt tấn công này.

3 điều đáng chú ý trong cuộc không kích đầu tiên vào IS tại Syria:

1. Liên minh do Mỹ dẫn đầu nhằm vào 20 mục tiêu

2. Lần đầu tiên Mỹ tung chiến đấu cơ tàng hình F-22 trị giá 143 triệu USD vào chiến đấu.

3. Ngoài Mỹ, còn có Bahrain, Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất và Jordan tham gia không kích

Nhằm 20 mục tiêu của IS

Ngoài ra, ông Kirby không cung cấp thêm thông tin. "Ngoài việc xác nhận chiến dịch đang diễn ra, chúng tôi không đủ thẩm quyền cung cấp thông tin chi tiết vào lúc này. Quyết định không kích được tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ đưa ra trước đó cùng ngày" - ông nói trong một thông cáo hôm 22-9 (giờ địa phương).

Theo CNN, Cuộc không kích tập trung vào thành trì của IS ở thành phố Raqqa. Liên minh do Mỹ cầm đầu đã nhằm vào 20 mục tiêu trong đợt không kích đầu tiên này. Tuy nhiên, vị trí cụ thể chưa được tiết lộ. Theo lời một quan chức cấp cao của Mỹ, các nước cùng tham gia cuộc không kích đầu tiên này gồm có Bahrain, Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất và Jordan.

Trước đó, Mỹ đã không kích 190 lượt nhằm vào các mục tiêu của IS ở Iraq kể từ tháng 8.

 

Các tay súng IS trên đường phố Mosul - Iraq hồi tháng 6-2014. Ảnh: Reuters
Các tay súng IS trên đường phố Mosul - Iraq hồi tháng 6-2014. Ảnh: Reuters

 

Sau Iraq, Mỹ bắt đầu không kích IS ở Syria. Nguồn: ABC News
Sau Iraq, Mỹ bắt đầu không kích IS ở Syria. Nguồn: ABC News

Nguồn lực quân sự dồi dào của Mỹ ở Trung Đông

Hiện Mỹ có khoảng 35.000 binh sỹ triển khai ở Trung Đông, bên ngoài Iraq, trong đó có 15.000 ở Kuwait, 7.500 ở Qatar, 6.000 ở Bahrain, 5.000 UAE và 1.000 ở Jordan. Ngoài ra còn có thông tin cho biết các đặc vụ CIA của Mỹ ở Jordan đang trợ giúp quân nổi dậy Syria cùng một số cơ quan tình báo Ả Rập và phương Tây khác.

Tại Iraq, số binh sỹ Mỹ được triển khai sắp đạt tới con số 1.600 người, trong đó bao gồm cả 475 quân nhân do Tổng thống Obama bổ sung vừa qua. Hiện khoảng 600 chuyên gia Mỹ đang hoạt động ở Iraq với vai trò cố vấn cho chính phủ nước này cùng lực lượng dân quân người Kurd. Số còn lại chủ yếu làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho đại sứ quán Mỹ và các quan chức ngoại giao tại Iraq.

Để phục vụ hoạt động không kích IS, Mỹ có thể huy động hàng chục chiến đấu cơ đồn trú tại khu vực, gồm có các chiến đấu cơ F-15, F-16, F/A-18; chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay không người lái có vũ trang Reaper, máy bay ném bom B-1, các trực thăng chiến đấu và nhiều máy bay giám sát khác.

Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornets hiện đang ở trên tàu sân bay USS George H.W. Bush tại vùng Vịnh, trong khi các chiến đấu cơ khác cũng dễ dàng huy động từ khu vực phía bắc Iraq.

Thêm vào đó, các chiến hạm Mỹ đang hoạt động ở vùng Vịnh và lân cận được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk có thể di chuyển với tốc độ siêu thanh và nhằm được mục tiêu cách 2.500km.

Nga xem xét hợp tác chống IS

Cùng ngày 22-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin thảo luận cùng Hội đồng An ninh Quốc gia (SC) về khả năng hợp tác chống lại IS. Hãng tin Nga Interfax dẫn lời phát ngôn viên của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông Putin đề cập đến khả năng cùng một số đối tác đứng lên chống lại IS nhưng không nói rõ các đối tác liên minh là ai.

Ông Peskov thông báo: “Các thành viên thường trực của Hội đồng An ninh đã thảo luận về hình thức một cuộc hợp tác với các đối tác nhằm lên kế hoạch chống lại Nhà nước Hồi giáo trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”.

IS có khả năng đe dọa Moscow vì trong hàng ngũ tổ chức này bao gồm một số người Hồi giáo đến từ vùng Bắc Caucasus của Nga. Họ từng tiến hành cuộc nổi dậy ở khu vực miền núi sau 2 cuộc chiến giữa Moscow và phe ly khai tại Chechnya năm 1994-1996 và 1999-2000.

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22-9 đã thảo luận cùng Hội đồng An ninh Quốc gia (SC) về khả năng hợp tác chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: AP

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22-9 đã thảo luận cùng Hội đồng An ninh Quốc gia (SC)

về khả năng hợp tác chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: AP

 

Do mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Mỹ từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc nên Nga không tham gia liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu nhằm tiêu diệt IS. Hôm 21-9, máy bay chiến đấu của Mỹ và Pháp tiếp tục không kích các mục tiêu của IS bên trong lãnh thổ Iraq. Washington cho biết một số quốc gia khác đã sẵn sàng tham gia liên minh.

Ngoài chiến dịch quân sự, Mỹ và Pháp còn yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) liệt vào danh sách đen 15 chiến binh cực đoan nước ngoài, những kẻ gây quỹ và tuyển mộ liên quan đến một số nhóm chiến binh Hồi giáo ở Iraq, Syria, Afghanistan, Tunisia và Yemen.

Danh sách 15 nhân vật bị áp đặt lệnh trừng phạt của Ủy ban trừng phạt al-Qaeda thuộc Hội đồng Bảo an sẽ được công bố chiều 23-9 nếu không có ý kiến phản đối của các thành viên LHQ. Trong đó, Mỹ gửi 11 cái tên và Pháp gửi 4, bao gồm nhân vật cộm cán Abd al-Rahman Muhammad Mustafa al-Qaduli - lãnh đạo cấp cao của IS tại Syria, trước đây là phó thủ lĩnh al-Qaeda tại Iraq.

15 người kể trên sẽ bị cấm đi lại toàn cầu, đóng băng tài sản và cấm vận vũ khí.

 

Binh lính Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới giáp Syria. Ảnh: AP
Binh lính Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới giáp Syria. Ảnh: AP

 

Quân đội Ankara dùng súng nước và hơi cay chống lại người biểu tình thân lực lượng Kurd tại biên giới. Ảnh: Reuters

Quân đội Ankara dùng súng nước và hơi cay chống lại người biểu tình thân lực lượng Kurd tại biên giới.

Ảnh: Reuters

 

Trong lúc phải vất vả đối phó với chiến dịch quân sự đàn áp của Mỹ và một số đồng minh phương Tây ở Iraq, IS vẫn tìm cách mở rộng khu vực kiểm soát tại láng giềng Syria bằng việc chiếm giữ thị trấn Kobane (còn gọi là al-Ayn Arabon). Ngoài ra, 130.000 người Kurd vượt biên từ Syria qua Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn để tránh bị IS tàn sát.

Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang rất cần sự giúp đỡ để chăm sóc lượng người tị nạn khổng lồ này tràn qua biên giới những ngày gần đây. Trước đó, chính quyền Ankara từng phải vật lộn với hơn 1 triệu người tị nạn Syria tràn sang kể từ khi cuộc nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad nổ ra cách đây hơn 3 năm.

Đặc phái viên UNHCR tại Thổ Nhĩ Kỳ Carol Batchelor lo ngại người tị nạn Syria sẽ khiến tình hình các quốc gia lân cận trở nên căng thẳng. Đặc biệt là nhiều người Kurd đến từ Syria có mối thâm thù với Thổ Nhĩ Kỳ do quân đội Ankara từng chiến đấu với lực lượng người Kurd trong một cuộc chiến đã giết chết 40.000 người.

Sở dĩ Thổ Nhĩ Kỳ phải nhắm mắt chấp nhận để người tị nạn vào bên trong lãnh thổ vì mối đe dọa IS thường trực ngoài biên giới. Tuy nhiên, đã có xung đột nổ ra ở khu vực giáp ranh hai nước ngày 21-9 và Ankara cũng lường trước nguy cơ nhóm người Kurd ở Syria gia nhập lực lượng chiến binh người Kurd trong nước gây thêm bất ổn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo