xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ đối phó tham vọng của Trung Quốc

Hoàng Phương

Giới chức Mỹ lo ngại việc tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc không ngăn được Bắc Kinh tiếp tục đòi hỏi phi lý về chủ quyền ở châu Á

Mỹ vừa quyết định hoãn mở rộng quan hệ quốc phòng với Trung Quốc cho đến khi thống nhất được những quy tắc ngăn chặn rủi ro trong các vụ đối đầu giữa máy bay quân sự 2 nước.

E ngại rò rỉ bí mật

Trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 11-2014, 2 nước đạt được thỏa thuận về một bộ quy tắc nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra các vụ đụng độ trên biển. Giới chức Mỹ hy vọng đạt được một thỏa thuận tương tự trên bầu trời trong năm nay dù thừa nhận nhiệm vụ này phức tạp hơn nhiều. Mỹ - Trung không ít lần đấu khẩu gay gắt vì các vụ chạm trán giữa máy bay 2 nước. Mới đây nhất, Lầu Năm Góc hồi tháng 8-2014 cáo buộc một máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát đến mức chỉ còn cách máy bay do thám P-8 của Hải quân Mỹ chừng 15 m trên bầu trời gần đảo Hải Nam. Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này, đồng thời đòi Washington chấm dứt các chuyến bay do thám gần bờ biển Trung Quốc.

Báo The Wall Street Journal (Mỹ) hôm 28-1 nhận định sự trì hoãn nói trên cho thấy các chính khách, quan chức quân sự Mỹ lo rằng việc tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc cũng không ngăn được Bắc Kinh tiếp tục có những tuyên bố chủ quyền phi lý ở châu Á. Nghị sĩ Randy Forbes, chủ tịch một tiểu ban thuộc Hạ viện Mỹ về sức mạnh hàng hải, cho rằng Lầu Năm Góc đang thúc đẩy trao đổi quân sự với Trung Quốc mà không nói rõ mục tiêu của bước đi này. Ông Forbes e ngại nguy cơ rò rỉ bí mật về chiến lược quân sự nếu chia sẻ quá nhiều thông tin với Bắc Kinh. “Điều này giúp họ (Trung Quốc) hiểu hơn về cách thức phản ứng của chúng ta trong một tình huống nào đó, từ đó khiến họ càng thêm liều lĩnh”. Để giải tỏa nỗi lo, giới chức quốc phòng Mỹ khẳng định họ đang áp dụng một tiến trình kiểm tra để phong tỏa thông tin mật trong các cuộc trao đổi quân sự với Trung Quốc.

 

Binh sĩ Mỹ và Trung Quốc tham gia diễn tập về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa ở TP Hải Khẩu, 
tỉnh Hải Nam hôm 18-1Ảnh: ChinaMil
Binh sĩ Mỹ và Trung Quốc tham gia diễn tập về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa ở TP Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam hôm 18-1Ảnh: ChinaMil

 

Nhật Bản, Malaysia vào cuộc

Đô đốc Robert Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, hôm 29-1 cho biết Washington sẽ hoan nghênh nếu Nhật Bản mở rộng tuần tra trên không sang biển Đông. “Các đồng minh, đối tác và bạn bè sẽ ngày càng nhìn nhận vai trò bảo đảm ổn định ở khu vực của Nhật Bản. Hoạt động của Lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản ở biển Đông sẽ có ý nghĩa thiết thực trong tương lai” - ông Thomas nói với Reuters.

Nhận định này được đưa ra không lâu sau khi một số cựu tướng lĩnh cấp cao Mỹ nhấn mạnh Washington cần có chính sách “thiết lập sự đối trọng nếu Trung Quốc tiếp tục bắt nạt láng giềng tại biển Đông và các nơi khác”. Phát biểu tại cuộc điều trần mới đây trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, tướng về hưu John M. Keane kêu gọi Washington và các đồng minh lập chiến lược để đối phó với tham vọng thống trị của Bắc Kinh.

Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein cho biết sẽ trang bị hệ thống phòng không cho căn cứ hải quân Kota Kinabalu gần biển Đông. Căn cứ này hiện là nơi neo đậu của 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene có tên KD Tunku Abdul Rahman và  KD Tun Razak cùng nhiều tàu chiến khác. Tạp chí quốc phòng Jane's (Anh) nhận định Malaysia tăng cường khả năng phòng không tại căn cứ trên có thể xuất phát từ việc Trung Quốc ngày càng dòm ngó bãi đá James (Trung Quốc gọi là bãi ngầm Tăng Mẫu). Bãi đá James cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chừng 80 km và cách bờ biển phía Nam Trung Quốc đến 1.800 km. Thế nhưng, Trung Quốc đặt bãi đá này vào điểm tận cùng phía Nam của bản đồ “đường lưỡi bò” phi lý nuốt gần trọn biển Đông.

 

Nhật giảm đầu tư kỷ lục

Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) hôm 29-1 nhận định căng thẳng chính trị góp phần khiến đầu tư của Nhật Bản tại Trung Quốc giảm kỷ lục trong gần 25 năm qua.

Hãng tin China News dẫn các số liệu của MOC cho thấy đầu tư từ Nhật Bản vào Trung Quốc giảm 38,8% trong năm 2014, còn 4,33 tỉ USD. Một nhóm tập đoàn công nghiệp Nhật Bản cho rằng đó là mức sụt giảm lớn nhất từ năm 1989. Theo người phát ngôn MOC Thẩm Đơn Dương, ngoài lý do kinh tế, không thể phủ nhận những khó khăn trong quan hệ chính trị cũng có tác động nhất định đối với sự sụt giảm nói trên.

Ông Thẩm kêu gọi Nhật “tiếp tục có những nỗ lực cải thiện quan hệ song phương để tạo điều kiện tích cực cho sự phục hồi, củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ thương mại giữa 2 nước”. Ngoài ra, theo người phát ngôn này, Tokyo cần có những hành động cụ thể thực thi một thỏa thuận đã mở đường cho nhà lãnh đạo 2 nước gặp nhau tại Bắc Kinh hồi tháng 11-2014.

Huệ Bình

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo