xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ “né” các điểm nóng của thế giới?

HOÀNG PHƯƠNG

Đã xuất hiện cảnh báo về sự rút lui của Mỹ ở các điểm nóng trên thế giới tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa qua

Không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu  nhiệm kỳ mới, các lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị khắp thế giới đã lên tiếng kêu gọi Washington đóng vai trò tích cực hơn trong việc xử lý một loạt thách thức an ninh của thế giới, từ chuyện biển Đông, chương trình hạt nhân của Iran cho đến cuộc khủng hoảng Syria và chiến dịch chống phiến quân Hồi giáo ở Mali.

Lời kêu gọi này được đưa ra tại các cuộc tranh luận về địa chính trị tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa bế mạc ở Thụy Sĩ cuối tuần rồi. Sự vắng mặt của các quan chức hàng đầu Mỹ tại sự kiện này khiến không ít người xem đây là dấu hiệu của một sự rút lui khỏi vai trò lãnh đạo thế giới của Washington.

img

Một phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa qua. Ảnh: EPA

Tại các cuộc tranh luận, theo hãng tin Reuters, nhiều đại biểu đã cảnh báo về những nguy cơ của “một thế giới không có sự lãnh đạo của Mỹ”. Có người lo ngại rằng Syria sẽ trở thành một “Somalia ở Địa Trung Hải” nếu không có sự can thiệp của Mỹ. Hoàng tử Ả Rập Saudi Turki al-Faisal nhận định sự giằng co trên mặt trận quân sự ở Syria hiện nay đến từ việc lực lượng nổi dậy không nhận được các vũ khí tiên tiến bởi Mỹ chưa bật đèn xanh cho điều này.
Lý giải vấn đề này, các chuyên gia Mỹ cho rằng sự quan tâm duy nhất của Washington đối với tình hình Syria là  làm sao ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào nhằm vào đồng minh Israel và bảo đảm vũ khí hóa học không rơi vào tay bọn khủng bố. 

Sự miễn cưỡng nói trên cũng có thể được nhìn thấy ở Mali, nơi sự ủng hộ của Mỹ dành cho chiến dịch quân sự của Pháp chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ về mặt tình báo. Ông Vali Nasr, một giáo sư tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), dự báo Iran có thể đẩy nhanh chương trình hạt nhân để tìm cách phá vòng vây cô lập của phương Tây do Washington chưa chịu có hành động quân sự để ngăn Tehran.

Một số đại biểu cho rằng chính chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương của ông Obama là một lý do khiến căng thẳng leo thang ở Trung Đông và Bắc Phi. Dù vậy, có chuyên gia chỉ ra rằng ngay cả tại châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ cũng đối mặt với không ít thách thức về địa chính trị, như chuyện tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, quan hệ Trung - Nhật, tình hình bán đảo Triều Tiên và nhất là quan hệ giữa nước này với Trung Quốc.

Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd đã lên tiếng thúc giục ông Obama nỗ lực xây dựng một mối quan hệ an ninh mang tính hợp tác với Trung Quốc trong nhiệm kỳ hai để có thể phần nào giúp ngăn chặn được nguy cơ xảy ra xung đột ở biển Đông. Dù vậy, ông Gideon Rose, biên tập viên tạp chí Foreign Affairs, không tin rằng chính quyền Obama sẽ đặt quá nhiều tham vọng vào chuyện này.

Phản ứng trước những lời kêu gọi trên, Tổng thống Obama hôm 27-1 bác bỏ những chỉ trích rằng Mỹ không mấy mặn mà trong việc tham gia đối phó những thách thức về an ninh trên thế giới. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, nước ông đã đưa máy bay chiến đấu tham gia vào chiến dịch lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi ở Libya và đi đầu trong việc buộc cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak ra đi. 
Dù vậy, riêng đối với vấn đề Syria, ông Obama muốn bảo đảm bất kỳ hành động nào của Mỹ sẽ không phản tác dụng. Ông nói trong cuộc phỏng vấn trên đài CBS (Mỹ): “Chúng tôi không phải lúc nào cũng kiểm soát được mọi khía cạnh của các cuộc xung đột khắp thế giới”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo