xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ - Trung: Bạn hay thù?

HUỆ BÌNH

Mỹ thúc giục các đồng minh ở châu Á làm nhiều hơn để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc

Nỗ lực chỉnh sửa hiến pháp của Thủ tướng Shinzo Abe để Nhật Bản có quyền phòng vệ tập thể sẽ mở đường cho quân đội nước này hợp tác chặt chẽ hơn với lực lượng của Mỹ ở châu Á. Đó là nhận định của Tư lệnh Hạm đội 7 (Mỹ), Đô đốc Robert Thomas.

Mở rộng đến biển Đông

Ông Thomas cho biết các hoạt động huấn luyện và sứ mệnh chung giữa 2 nước có thể mở rộng từ Nhật Bản đến biển Đông. Theo Reuters, quốc hội Nhật Bản chuẩn bị xem xét dự luật cho phép nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể (CSD). Đô đốc Thomas nói: “Có CSD, Hạm đội 7 và Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) sẽ dễ dàng diễn tập, hoạt động ở khắp Ấn Độ Dương và châu Á - Thái Bình Dương”. Theo ông Thomas, hải quân Nhật đủ năng lực hoạt động ở bất kỳ vùng biển và không phận quốc tế nào trên thế giới.

Cuối tháng 6 tới, Mỹ và Nhật Bản dự kiến quyết định bộ quy tắc hướng dẫn mới cho mối quan hệ đồng minh lâu đời nhằm giúp Tokyo thể hiện vai trò nổi bật hơn. Việc Nhật tăng cường vai trò quân sự tại khu vực được Mỹ hoan nghênh bởi Washington đang thúc giục các đồng minh ở châu Á ngăn chặn hơn nữa ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Tại một hội thảo hải quân ở Úc hôm 31-3, Đô đốc Harry Harris Jr., chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, cảnh báo Trung Quốc đang xây “Vạn lý trường thành” bằng cát trên biển Đông thông qua hoạt động xây đắp đảo nhân tạo rầm rộ bằng cách phun cát lên các rạn san hô sống. Lưu ý Trung Quốc đã tạo được hơn 4 km2 đảo nhân tạo, ông Harris nói động thái này “dấy lên nhiều câu hỏi nghiêm trọng về ý đồ của Trung Quốc”.

Với khoảng 80 tàu chiến, 140 máy bay, 40.000 thủy thủ, Hạm đội 7 của Mỹ hiện là đối trọng đáng gờm của hải quân Trung Quốc ở châu Á. Không dừng lại ở đó, Phó Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Chuẩn đô đốc Christopher J. Paul, hôm 31-3 cho biết Washington sẽ đưa các tàu khu trục tàng hình mới nhất (lớp Zumwalt) đến khu vực Thái Bình Dương. Theo ông, đây là bằng chứng cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc duy trì hiện diện mạnh mẽ ở khu vực.

 

Tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt của hải quân MỹẢnh: DEFENSENEWS
Tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt của hải quân MỹẢnh: DEFENSENEWS

 

Tham vọng của Trung Quốc

Rõ ràng Washington đang ngày càng lo ngại về sự lấn tới của Bắc Kinh trên biển. Mặt khác, theo báo The Wall Street Journal (Mỹ), điều này còn khiến Mỹ bị chia rẽ về việc nên xem hải quân Trung Quốc là đối tác hay đối thủ.

Một số quan chức hải quân Mỹ ủng hộ tăng cường gắn kết với Trung Quốc để khuyến khích nước này tuân thủ các quy tắc, luật lệ quốc tế. Ngược lại, nhiều nhân vật trong Lầu Năm Góc và quốc hội Mỹ lo ngại Bắc Kinh sẽ tìm cách thu thập các kỹ thuật, công nghệ của Washington để cải thiện sức mạnh quân sự. Đô đốc Gary Roughead, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, nhận định Trung Quốc đang có ý xây dựng một lực lượng hải quân vượt trội Mỹ.

Tham vọng của Trung Quốc đang lan tới Nam Đại Tây Dương. Trong bài báo gần đây, The Namibian tiết lộ một lá thư được cho là của Đại sứ Namibia tại Trung Quốc Ring Abed gửi về Bộ Ngoại giao, trong đó ghi rõ một phái đoàn Bắc Kinh sẽ sớm đến Namibia để thảo luận kế hoạch xây căn cứ hải quân ở vịnh Walvis của nước này. Theo đề xuất, căn cứ trên sẽ trở thành “nhà” của hơn 6 tàu chiến Trung Quốc.

Không chỉ trên biển, Bắc Kinh còn mở rộng ảnh hưởng trên không. Hôm 30-3, nước này tiến hành cuộc tập trận không quân đầu tiên trên không phận phía Tây Thái Bình Dương. Ông Nghê Lạc Hùng, chuyên gia quân sự ở Thượng Hải, nhận xét cuộc tập trận này là một phản ứng rõ ràng trước kêu gọi các nước Đông Nam Á tuần tra chung trên biển Đông của Mỹ gần đây.

 

Ấn - Nhật chia sẻ dữ liệu hàng hải

Ấn Độ và Nhật Bản hôm 30-3 thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác quốc phòng, trong đó có việc trao đổi thông tin và dữ liệu hàng hải. Theo báo The Times of India, Ấn Độ có thể cung cấp dữ liệu ở Ấn Độ Dương cho Nhật Bản và ở chiều ngược lại là thông tin về biển Đông, nơi New Delhi có một số lợi ích chiến lược.

Báo này tiết lộ Ấn Độ đang thúc đẩy trao đổi dữ liệu hàng hải - cả vận chuyển thương mại lẫn hoạt động của tàu chiến, hải quân - với 24 quốc gia ở Ấn Độ Dương, một số vùng biển thuộc Thái Bình Dương và biển Đông. Ngoài ra, theo nhật báo The Tribune, Ấn Độ và Nhật Bản cam kết tiếp tục tập trận chung, tăng cường thảo luận hợp tác quốc phòng và công nghệ. Ấn Độ còn muốn mua thủy phi cơ và tàu ngầm động cơ diesel lớp Soryu của Nhật Bản.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo