xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ - Trung và bài toán thương mại, Triều Tiên

Hoàng Phương

Trung Quốc lâu nay cho rằng phương Tây đã phóng đại về sức ảnh hưởng của mình đối với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8-11 đến Trung Quốc trong chuyến công du tập trung thúc đẩy quan hệ song phương và tìm tiếng nói chung trong chiến lược đối phó mối đe dọa Triều Tiên.

Mỹ - Trung và bài toán thương mại, Triều Tiên - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Bắc Kinh hôm 8-11.Ảnh: Reuters

Trong các cuộc hội đàm giữa ông chủ Nhà Trắng và giới lãnh đạo nước chủ nhà một ngày sau đó, hai bên sẽ nỗ lực giải quyết bất đồng về tình trạng thâm hụt thương mại lớn và cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Ông Donald Trump đang muốn Bắc Kinh làm nhiều hơn để kiềm chế chương trình tên lửa, hạt nhân của Bình Nhưỡng - được cho là không chỉ ảnh hưởng xấu đến an ninh Đông Bắc Á mà còn bắt đầu có nguy cơ đe dọa bờ Tây của Mỹ. 

Về thương mại, hai bên dự kiến ký kết một số thỏa thuận trị giá nhiều tỉ USD nhân chuyến thăm nhưng cũng không thấm vào đâu so với mức thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc - lên đến 347 tỉ USD trong năm 2016.

Chuyên gia Shi Yinhong của Trường ĐH Nhân dân Trung Quốc nói với báo The Straits Times rằng Bắc Kinh có thể nhượng bộ về thương mại nhiều hơn so với vấn đề Triều Tiên nhưng những nhượng bộ này sẽ không ảnh hưởng quá tiêu cực lên nền kinh tế đất nước. 

Phía Trung Quốc hy vọng chuyến thăm của ông Donald Trump sẽ tạo ra được bầu không khí thân thiện, tương tự những gì chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến khu nghỉ mát Mar-a-Lago của nhà lãnh đạo Mỹ hồi tháng 4 đã làm. Hy vọng trên càng có cơ sở khi ông Donald Trump đã ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình trước khi đến Bắc Kinh dù vẫn còn không ít thách thức chờ mối quan hệ Mỹ - Trung sắp tới.

Phát biểu trước quốc hội Hàn Quốc hôm 8-11, ông chủ Nhà Trắng thúc giục Trung Quốc, cùng với Nga, hạ cấp quan hệ ngoại giao, đồng thời cắt giảm quan hệ kinh tế với Triều Tiên. Trong chiến lược đối phó Bình Nhưỡng của chính quyền ông Donald Trump hiện nay, Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng bởi quốc gia này chiếm đến 90% trao đổi thương mại của Triều Tiên. 

Một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 9-11, Tổng thống Donald Trump dự kiến yêu cầu Bắc Kinh cắt đứt các mối liên hệ tài chính với Triều Tiên, ngưng xuất khẩu dầu và tuân thủ lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Theo AP, ông chủ Nhà Trắng dự kiến còn yêu cầu Trung Quốc trục xuất hàng chục ngàn người lao động Triều Tiên.

Tuy nhiên, không rõ liệu nước chủ nhà đáp ứng đến đâu những yêu cầu nói trên. Trung Quốc lâu nay cho rằng phương Tây đã phóng đại về sức ảnh hưởng của mình đối với Triều Tiên, cũng như khẳng định đã làm hết sức có thể để thực thi các biện pháp trừng phạt.

Ngoài chuyện Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc còn có quan điểm khác biệt về một loạt vấn đề khác, như tập quán thương mại, sở hữu trí tuệ, an ninh mạng, chính sách tiền tệ… Khi còn tranh cử, ông Donald Trump cam kết chỉnh sửa quan hệ thương mại với Trung Quốc, dọa dán mác "thao túng tiền tệ" cho Bắc Kinh và cáo buộc nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này "cướp" việc làm của Mỹ . Tuy nhiên, sau khi vào Nhà Trắng, ông phát đi tín hiệu rằng sẽ "nương tay" nếu Trung Quốc chịu giúp đối phó mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.

Trong khi đó, theo tờ South China Morning Post, Bắc Kinh có quan điểm khác biệt về cách thức xử lý tình trạng thặng dư thương mại với Washington, như đề xuất sự tương tác kinh tế rộng hơn giữa 2 nước và muốn mua nhiều sản phẩm, năng lượng từ Mỹ. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đề nghị Mỹ nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu hàng công nghệ cao sang Trung Quốc. 

Một đề xuất khác là hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng không, không gian, công nghệ năng lượng mới, thành phố thông minh và phát triển bền vững. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn hy vọng Mỹ tham gia sáng kiến "Vành đai và Con đường", một dự án hạ tầng và thương mại khổng lồ gắn kết các quốc gia từ châu Á đến châu Phi. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo