xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Năm 2013 quá biến động!

HẢI NGỌC

(NLĐO) – Tranh chấp biển đảo ở châu Á, bê bối do thám Mỹ, siêu bão Haiyan, sự ra đi của những tên tuổi lớn… đã biến 2013 trở thành một năm nóng bỏng trên mọi vùng thế giới.

Dưới đây là 10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2013 và nhận được sự quan tâm, bình luận nhiều nhất trên báo Người Lao Động Online

1. Biển châu Á dậy sóng

Tranh chấp biển đảo ở châu Á tiếp tục một năm căng thẳng, phần nhiều đến liên quan đến Trung Quốc.

Vào tháng 1, Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc vì yêu sách chủ quyền gần hết biển Đông của Bắc Kinh. Đến cuối năm nay, Trung Quốc và ASEAN vẫn chưa thực sự khởi động đối thoại về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

 


	Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định Bắc Kinh

	“sẽ thiết lập các ADIZ khác sau khi làm xong các công tác chuẩn bị”. Ảnh: AP

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định Bắc Kinh

“sẽ thiết lập các ADIZ khác sau khi làm xong các công tác chuẩn bị”. Ảnh: AP

 

Trong khi đó, tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc càng gay gắt hơn sau khi Bắc Kinh đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hôm 23-11. ADIZ của Trung Quốc chồng lấn với các vùng lãnh hải mà Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

2. Người ra đi và “ngôi sao” mới

Ngày 5-3, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez - nhà lãnh đạo của phong trào cánh tả Mỹ Latin và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới - qua đời. 

Ngày 8-4, “bà đầm thép” Magaret Thatcher ra đi ở tuổi 87 sau một cơn đột quỵ. Cho tới lúc qua đời, cựu thủ tướng Anh vẫn là một nhân vật gây tranh cãi với nhiều lời khen chê nhưng không ai phủ nhận được tầm ảnh hưởng cả bà.

Ngày 5-12, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela - biểu tượng của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và sự hòa giải – trút hơi thở cuối cùng, thọ 95 tuổi.


	Một cậu bé 2 tuổi cầu nguyện cho cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela trong thời gian ông nhập viện
	Ảnh: REUTERS

Một cậu bé 2 tuổi cầu nguyện cho cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela trong thời gian ông nhập viện
Ảnh: REUTERS

 

Bên cạnh những sự ra đi, thế giới người nổi tiếng cũng chào đón những thành viên mới. Nổi bật là tân Giáo hoàng Francis. Không phải là tên tuổi được chú ý ngay từ đầu nhưng càng lúc ông càng được yêu mến nhờ phong cách bình dân và ủng hộ người nghèo. Ông cũng có tư tưởng cải cách giáo hội như cải tổ tài chính, thách thức những quan điểm truyền thống của giáo hội về đồng tính và phụ nữ…

Tiếp theo phải kể đến hoàng tử bé nước Anh. Con trai của Hoàng tử William và Công nương Kate chào đời ngày 22-7, hâm nóng lại lòng yêu mến của người dân Anh đối với hoàng gia cũng như khiến cả thế giới phải chú ý.

3. Bê bối do thám của Mỹ

Việc cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden tiết lộ chương trình do thám toàn cầu của Cơ quan an ninh quốc gia nước này (NSA) hôm 6-6 đã gây ra nhiều rắc rối cho Washington mà đến giờ vẫn chưa có hồi kết. Snowden đang tá túc tại Nga sau khi được cấp quy chế tị nạn tạm thời trong 1 năm. Vì việc này mà quan hệ Nga – Mỹ càng thêm căng thẳng.

4. Trung Quốc triệt tham nhũng

Từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng. Hàng loạt quan chức cấp cao lần lượt bị điều tra, cho thấy quyết tâm diệt cả “ruồi” lẫn “hổ” của ông Tập.

Một trong những vụ án đình đám nhất Trung Quốc năm nay là xử cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Ngôi sao một thời của chính trường Trung Quốc bị kết án nhiều tội, trong đó có tham nhũng, và phải lãnh án chung thân.


	Ông Bạc Hy Lai ra tòa vẫn rất cứng rắn. Ảnh: CCTV

Ông Bạc Hy Lai ra tòa vẫn rất cứng rắn. Ảnh: CCTV

 

5. Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động

Mâu thuẫn về trần nợ công giữa đảng Dân chủ (kiểm soát Thượng viện) và đảng Cộng hòa (kiểm soát Hạ viện) đã buộc chính phủ Mỹ phải ngừng hoạt động một phần từ ngày 1 đến 16-10. Khoảng 250.000 công chức phải nghỉ việc trong khi nên kinh tế Mỹ thiệt hại tới 24 tỉ USD.

Năm nay rõ ràng không may mắn với Mỹ. Chính sách ngoại giao tròng trành khiến ảnh hưởng của Mỹ suy giảm. Bản thân Tổng thống Barack Obama cũng bị sụt giảm tỉ lệ ủng hộ.


	Lối vào khu tưởng niệm quốc gia Bandelier ở bang New Mexico bị chặn lại từ 1-10. Ảnh: Reuters

Lối vào khu tưởng niệm quốc gia Bandelier ở bang New Mexico bị chặn lại từ 1-10. Ảnh: Reuters

 

6. Trung Đông, Bắc Phi không yên

Sau nhiều vòng thương lượng, ngày 24-11, Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được thỏa thuận sơ bộ mang tính lịch sử nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân gây tranh cãi. Việc này có đóng góp lớn của tân tổng thống theo đường lối ôn hòa Hassan Rouhani.

Trong khi đó, tình hình Syria càng lúc càng nóng bỏng và bế tắc. Tuy đạt được thỏa thuận giao nộp vũ khí hóa học để tránh một cuộc tấn công quân sự của phương Tây song không biết khi nào hòa bình mới trở lại với Syria.

 


	Người tị nạn Syria tại Lebanon. Ảnh: Reuters

Người tị nạn Syria tại Lebanon. Ảnh: Reuters

 

Tình hình Ai Cập phức tạp không kém. Quân đội nước này đã lật đổ tổng thống được dân cử Mohamed Morsi ngày 3-7. Hành động này dẫn đến các cuộc đụng độ đẫm máu giữa phe ủng hộ và không ủng hộ ông Morsi. Chính quyền lâm thời được sự hậu thuẫn của quân đội đã trấn áp những lãnh đạo của Anh em Hồi giáo và mới đây tuyên bố tổ chức này là khủng bố.  

7. Siêu bão Haiyan tàn phá Philippines

Siêu bão Haiyan - một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử - đổ bộ vào Philippines ngày 8-11 và gây ra thiệt hại khủng khiếp. Hơn 6.000 người thiệt mạng, gần 2.000 người mất tích và hàng triệu người bị mất nhà cửa.

Cơn bão đáng sợ này cũng tiếp nối lời cảnh báo về biến đổi khí hậu và những kiểu thời tiết cực đoan ngày càng khắc nghiệt.

 


	Thu thập thi thể các nạn nhân sau bão Haiyan. Ảnh: Reuters

Thu thập thi thể các nạn nhân sau bão Haiyan. Ảnh: Reuters

 

8. Một số nước Đông Nam Á bất ổn

Tình hình chính trường Thái Lan bất ổn nghiêm trọng từ cuối tháng 10 do xung đột về dự luật ân xá. Trước việc phe đối lập liên tục biểu tình, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã quyết định giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử trước thời hạn vào ngày 2-2-2014. Tuy nhiên, biểu tình vẫn diễn ra và nguy cơ bạo lực chết người hiển hiện hàng ngày.

 


	Người biểu tình tụ tập bên ngoài ngôi nhà Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm 26-12. Ảnh: Reuters

Người biểu tình tụ tập bên ngoài ngôi nhà Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm 26-12. Ảnh: Reuters

 

Tình hình tại Campuchia trở nên căng thẳng do Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia đối lập không công nhận kết quả bầu cử Quốc hội khóa V, cho dù Đảng Nhân dân Campuchia giành đa số ghế.

9. Tệ nạn hiếp dâm ở Ấn Độ

Những cuộc biểu tình quy mô lớn liên tiếp nổ ra sau khi một nữ sinh viên qua đời vì bị cưỡng hiếp trên xe buýt ở New Delhi cuối năm 2012. Nhưng đại dịch này lại càng lan rộng, gióng lên hồi chuông cảnh báo về quyền phụ nữ ở những quốc gia đang phát triển, nơi có hơn 2 triệu bé gái sinh con trước tuổi 14.

 


	Ấn Độ vẫn tiếp tục biểu tình kêu gọi bảo vệ phụ nữ. Ảnh AP

Ấn Độ vẫn tiếp tục biểu tình kêu gọi bảo vệ phụ nữ. Ảnh AP

 

10. Triều Tiên xử tử Jang Song-thaek

Địa chấn chính trị Triều Tiên diễn ra vào tháng cuối cùng của năm 2013. Ông Jang Song-thaek, người được mệnh danh là nhân vật số hai của Triều Tiên, bị người cháu vợ Kim Jong-un xử tử. Nguyên nhân của vụ thanh trừng chấn động này đến nay vẫn chỉ là suy đoán nhưng chắc chắn tương lai của bán đảo Triều Tiên sẽ càng bấp bênh.

 

Ông Jang Song-thaek bị bắt tại cuộc họp của Bộ chính trị. Ảnh: Business Korea

Ông Jang Song-thaek bị bắt tại cuộc họp của Bộ chính trị hôm 8-12. Ảnh: Business Korea

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo