xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nam Phi: Công nhân mỏ lại chống đối

NGÔ SINH

Các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp khai thác mỏ Nam Phi lo ngại nhà nước sẽ can thiệp nhiều hơn vào khu vực này

Nhân viên bảo vệ tại một mỏ vàng ở Nam Phi đã bắn đạn cao su vào đám đông chống đối hôm 3-9, làm bị thương 4 người. Sự kiện này cho thấy tình trạng rối loạn trong ngành công nghiệp khai thác mỏ ở đất nước này. Vụ việc xảy ra tại khu mỏ thuộc Công ty Gold One International, cách Johannesburg hơn 40 km về phía Đông.

Công ty cho biết một nhóm nhân viên cũ đã tấn công chiếc xe chở công nhân đến mỏ thay ca sáng. Nhân viên bảo vệ bắn đạn cao su để giải tán họ. Sau đó, cảnh sát đến xịt hơi cay vào đám đông chống đối ước tính 200 người. Đại úy Pinky Tsinyane, người phát ngôn của cảnh sát, cho biết 4 người bị thương đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Ngoài ra, có 4 người bị bắt vì gây mất trật tự.
 
img
Các thợ mỏ của Lonmin vui mừng sau khi được thả ngày 3-9

Công ty thừa nhận rằng đợt chống đối vừa qua bắt nguồn từ cuộc đình công hồi tháng 6 đã khiến nhiều công nhân bị sa thải. Những người này đã được sự tiếp sức của công nhân từ khu mỏ kế cận không có tiền trả lương công nhân và thanh toán các chi phí mà Gold One đang trong quá trình mua lại.

Báo The Wall Street Journal (Mỹ) nhận định vụ này có những điểm tương đồng với vụ xô xát hồi tháng trước giữa những thợ mỏ làm việc cho nhà sản xuất bạch kim Lonmin và cảnh sát đàn áp làm 34 người thiệt mạng.
 
Từ đó đến nay đã xảy ra một loạt cuộc đình công bất ngờ và bất hợp pháp tại các khu mỏ ở Nam Phi. Các cuộc phản đối bạo lực khiến chính quyền bối rối, trong lúc các nhà lãnh đạo hứa hẹn tạo điều kiện tốt hơn cho thợ mỏ và kiểm soát kỹ hơn đối với các công ty khai thác mỏ.
 
Bộ trưởng Tài nguyên mỏ Nam Phi Susan Shabangu nhấn mạnh rằng bộ này sẽ chú trọng hơn đến việc buộc các công ty tuân giữ các trách nhiệm xã hội. Bà cũng cho biết chính phủ nước này đang hoàn tất kế hoạch hình thành một công ty khai thác mỏ nổi bật hơn do nhà nước sở hữu.
 
Phát biểu của bà Shabangu được đưa ra khi các công tố rút lại lời cáo buộc 270 thợ mỏ của Lonmin giết 34 đồng nghiệp trong vụ xô xát nói trên. Thế nhưng, phát biểu trên nhiều khả năng làm dấy lên nỗi lo ngại của các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp khai thác mỏ rằng Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền có thể thúc đẩy sự can thiệp nhiều hơn của nhà nước vào khu vực này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo